X

Chuyên đề Sinh học lớp 12

Khi nói về các bằng chứng tiến hoá, một học sinh đã đưa ra các nhận định sau:


Câu hỏi:

Khi nói về các bằng chứng tiến hoá, một học sinh đã đưa ra các nhận định sau:

(1) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

(2) Những loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các axit amin trong prôtêin giống nhau càng nhiều.

(3) Nếu trình tự axit amin trong một loại prôtêin giống nhau giữa 2 cá thể thì chứng tỏ 2 cá thể đó thuộc 1 loài.

(4) Trong tế bào của các loài sinh vật khác nhau đều có thành phần axit amin giống nhau là một loại bằng chứng tế bào học.

Các nhận định đúng gồm:

A. (2), (3).

B. (1), (3), (4).

C. (1), (2).

D. (1), (2), (4).

Trả lời:

Đáp án C

- Nhận định (1) và (2) đúng.

- (3) sai: Trình tự axit amin trong chuỗi hêmôglôbin của người và tinh tinh giống nhau nhưng người và tinh tinh là 2 loài khác nhau.

- (4) sai: Đây là bằng chứng sinh học phân tử.

Xem thêm bài tập Sinh học có lời giải hay khác:

Câu 1:

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem lời giải »


Câu 2:

Xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1). Áp lực làm thay đổi tần số alen của đột biến là không đáng kể

(2). Chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa

(3). Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen của sinh vật thông qua đó chọn lọc kiểu hình thích nghi.

(4). Quá trình đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa

(5). Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành quần thể sinh vật thích nghi

Xem lời giải »


Câu 3:

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh loài người?

Xem lời giải »


Câu 4:

Theo quan điểm của học thuyết tiến hoá tổng hợp, xét các phát biểu sau đây?

I. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp độ của quá trình tiến hoá

II. Các cơ chế cách ly thúc đẩy sự thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể

III. Giao phối gần không làm thay đổi tần số lượng đối của các alen trong quần thể

IV. Đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa

 

Có bao nhiêu kết luận đúng:

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho các phát biểu sau về các nhân tố tiến hóa:

(1) Đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể rất chậm.

(2) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen và làm thay đổi tần số tương đối các alen theo một hướng xác định.

(3) Di - nhập gen có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể.

(5) Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Các phát biểu đúng là:

Xem lời giải »


Câu 6:

Khi nói về nhân tố tiến hóa, xét các đặc điểm sau:

(1) Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.

(2) Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.

(3) Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(5) Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

Số đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến đều có là:

Xem lời giải »


Câu 7:

Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là

Xem lời giải »


Câu 8:

Cho bảng sau đây về các nhân tố tiến hóa và các thông tin tương ứng:

Nhân tố tiến hóa

Đặc điểm

(1) Đột biến

(a) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

(2) Giao phối không ngẫu nhiên

(b) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa

(3) Chọn lọc tự nhiên

(c) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó là có lợi

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên

(d) Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(5) Di nhập gen

(e) Có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.

Tổ hợp ghép đúng là:

Xem lời giải »