X

Chuyên đề Sinh học lớp 12

Quan sát hai loài chim sẻ khi sống ở các vùng cách biệt thấy chúng có


Câu hỏi:

Quan sát hai loài chim sẻ khi sống ở các vùng cách biệt thấy chúng có kích thước mỏ tương tự nhau. Khi những quần thể của hai loài này di cư đến sống trên cùng một đảo, sau một thời gian thấy kích thước mỏ của chúng khác biệt nhau. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?

(1) Hai loài chim này khi sống riêng sử dụng hai loại thức ăn khác nhau.

(2) Hai loài chim này khi sống chung trong một môi trường đã được chọn lọc theo cùng một hướng.

(3) Khi sống chung, sự cạnh tranh giữa hai loài khiến mỗi loài đều mở rộng ổ sinh thái

(4) Do nhu cầu sử dụng thức ăn giống nhau đã khiến hai loài chim này có sự phân hóa về kích thước mỏ để giảm cạnh tranh.

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Trả lời:

Chọn đáp án C

Nội dung 1 sai. Hai loài chim này khi sống riêng có kích thước mỏ tương tự nhau chứng tỏ chúng cùng sử dụng 1 loại thức ăn.

Nội dung 2 sai. Khi sống chung cùng 1 môi trường kích thước mỏ của chúng có sự khác biệt chứng tỏ chúng được chọn lọc theo hai hướng khác nhau.

Nội dung 3 sai. Khi sống chung có sự cạnh tranh sẽ dẫn đến thu hẹp ổ sinh thái.

Nội dung 4 đúng.

Xem thêm bài tập Sinh học có lời giải hay khác:

Câu 1:

Cơ quan thoái hoá là?

Xem lời giải »


Câu 2:

Dấu hiệu chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là:

Xem lời giải »


Câu 3:

Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, chọn lọc tự nhiên:

Xem lời giải »


Câu 4:

Theo quan niệm hiện đại, vai trò của giao phối ngẫu nhiên là: 

I. Giúp phát tán đột biến trong quần thể.

II. Tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

III. Trung hòa bớt tính có hại của đột biến trong quần thể.

IV. Làm thay đổi tần số alen của quần thể dẫn đến hình thành loài mới.

Số nội dung đúng là:

Xem lời giải »


Câu 5:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố: đột biến, chọn lọc tự nhiên, di – nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.

Xem lời giải »


Câu 6:

Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem lời giải »


Câu 7:

Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là

Xem lời giải »


Câu 8:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?

Xem lời giải »