X

Chuyên đề Sinh học lớp 12

Sự kiện không diễn ra ở đại cổ sinh là: A. Sự phát sinh của sinh vật


Câu hỏi:

Sự kiện không diễn ra ở đại cổ sinh là:

A. Sự phát sinh của sinh vật nhân thực cổ nhất.

B. Sự phát sinh lưỡng cư và côn trùng.

C. Sự di chuyển đời sống từ nước lên cạn.

D. Sự phát sinh thực vật có hạt.

Trả lời:

Chọn đáp án A

Sự kiện không diễn ra ở đại cổ sinh là A, sự phát sinh của sinh vật nhân thực cổ nhất diễn ra ở đại Nguyên sinh.

Xem thêm bài tập Sinh học có lời giải hay khác:

Câu 1:

Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem lời giải »


Câu 2:

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, xét các phát biểu sau đây:

I. Khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di – nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là lí do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.

III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

IV. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và có thể dẫn tới làm suy thoái quần thể.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem lời giải »


Câu 3:

Các quần thể tự thụ phấn lâu đời trong tự nhiên nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì thường có đặc điểm:

  (1) Có tần số alen không thay đổi qua các thế hệ.

  (2) Phân hóa thành những dòng thuần khác nhau.

  (3) Không chứa các gen lặn có hại.

Phương án đúng là:

Xem lời giải »


Câu 4:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng với quan điểm hiện tại về chọn lọc tự nhiên?

(1) Một đột biến có hại sẽ luôn bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể sau một số thế hệ

(2) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tấn số alen của quần thể sinh vật nhân sơ chậm hơn so với các sinh vật nhân thực lưỡng bội.

(3) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định bằng cách tác động trực tiếp lên kiểu hình của sinh vật.

(4) Khi môi trường sống ổn định thì chọn lọc tự nhiên không thể làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.

(5) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố duy nhất có khả năng định hướng cho quá trình tiến hóa.

Xem lời giải »


Câu 5:

Nghiên cứu hình ảnh sau đây và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? Biết rằng alen 1 quy định màu nâu nhạt và alen 2 quy định màu nâu đậm.

(1) Quần thể đang chịu sự tác động của hiện tượng phiêu bạt di truyền.

(2) Sau hiện tượng này, tần số alen nâu nhạt giảm đi ở quần thể 1 và tăng lên ở quần thể 2.

(3) Hiện tượng này làm xuất hiện alen mới ở quần thể 2.

(4) Hiện tượng này làm giảm sự phân hóa vốn gen của hai quần thể.

(5) Hiện tượng này giúp rút ngắn thời gian của quá trình hình thành loài mới.

Số phát biểu đúng là:

 

Xem lời giải »


Câu 6:

Xét các nhân tố tiến hóa

(1). Đột biến    

(2). Giao phối ngẫu nhiên 

(3). Chọn lọc tự nhiên (CLTN)                                        

(4). Các yếu tố ngẫu nhiên                                         

(5). Di nhập gen

S nhân tố có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể là

Xem lời giải »


Câu 7:

Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1). Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi có sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể

(2). Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức năng

(3). Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa

(4). Cơ quan tương tự là các cơ quan có cùng chức năng nhưng nguồn gốc khác nhau

Xem lời giải »


Câu 8:

Trong thí nghiệm của mình, Milơ và Urây đã mô phỏng khí quyển nguyên thủy của Trái Đất trong phòng thí nghiệm để tổng hợp hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. hai ông đã sử dụng các khí

Xem lời giải »