Tin học 8 Bài 3 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm trọn bộ lời giải Tin học 8 Bài 3 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập Tin học 8 Bài 3.

Giải Tin học 8 Bài 3 (sách mới cả ba sách)

Giải Tin 8 Bài 3 Chân trời sáng tạo

Giải Tin 8 Bài 3 Kết nối tri thức

Giải Tin 8 Bài 3 Cánh diều




Lưu trữ: Giải Tin 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (sách cũ)

Câu hỏi & Bài tập

Bài 1 (trang 24 sgk Tin học lớp 8): Hãy nêu ít nhất hai kiểu dữ liệu và một phép toán có thể thực hiện được trên một kiểu dữ liệu, nhưng phép toán đó không có nghĩa trên kiểu dữ liệu kia.

Trả lời:

- Hai kiểu dữ liệu là: Integer (số nguyên), String (xâu kí tự).

- Phép toán: (3 ∗4)+(5 ∗6) ∗(123-2123) chỉ thực hiện được trên kiểu dữ liệu Integer và không thực hiện đươc trên kiểu dữ liệu String

Bài 2 (trang 24 sgk Tin học lớp 8): Dãy chữ số 2017 có thể thuộc những kiểu dữ liệu nào?

Trả lời:

- Dãy chữ số 2017 có thể thuộc kiểu dữ liệu: Integer (số nguyên), ), real (số thực), String (xâu kí tự).

Bài 3 (trang 24 sgk Tin học lớp 8): Cho hai xâu kí tự "Lớp" và "8A". Hãy thử định nghĩa một "phép toán" có thể thực hiện được trên hai xâu kí tự đó.

Trả lời:

- Ta có thể định nghĩa một "phép toán" có thể thực hiện đươc trên hai xâu kí tự đó. Ví dụ như:

Phép đếm: Đếm số kí tự có trong "Lớp" và "8A".

Phép chuyển đổi: Chuyển đổi chữ thường thành chữ hoa và ngược lại: "Lớp" thành "lỚP", "8A" thành "8a".

Phép ghép: Ghép hai xâu kí tự "Lớp" và "8A" thành "Lớp 8A".

Bài 4 (trang 25 sgk Tin học lớp 8):Hãy phân biệt ý nghĩa của các câu lệnh Pascal sau đây:

Writeln('5+20=' , '20+5') ; và Writeln('5+20=' , 20+5);

Hai lệnh sau có tương đương với nhau không? Tại sao?

Writeln('100'); và Writeln(100);

Trả lời:

- Writeln('5+20=' , '20+5'); thì sẽ cho ra kết quả trả về thuộc kiểu dữ liệu xâu kí tự: 5+20= 20+5

- Writeln('5+20=' , 20+5); thì sẽ cho ra kết quả là một số bởi một phép tính toán: 5+20= 25

- Hai lệnh sau Writeln('100'); và Writeln(100); sẽ cho ra cùng một kết quả là 100. Nhưng kiểu dữ liệu của hai lệnh lại không tương đương nhau, một lệnh là kiểu dữ liệu xâu kí tự, một lệnh thuộc kiểu dữ liệu số nguyên.

Bài 5 (trang 25 sgk Tin học lớp 8): Viết các biểu thức toán dưới đây với các ký hiệu trong Pascal:

Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu | Giải bài tập Tin học lớp 8

Trả lời:

Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu | Giải bài tập Tin học lớp 8

Bài 6 (trang 25 sgk Tin học lớp 8): Chuyển các biểu thức được viết trong Pascal sau đây thành các biểu thức toán:

Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu | Giải bài tập Tin học lớp 8

Trả lời:

Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu | Giải bài tập Tin học lớp 8

Bài 7 (trang 25 sgk Tin học lớp 8): Hãy xác định kết quả của các phép so sánh sau đây:

Trả lời:

a) Đúng.

b) Sai.

c) Đúng.

d) Đúng khi x> 3 và ngược lại.

Bài 8 (trang 25 sgk Tin học lớp 8): Viết các biểu thức ở bài tập 7 theo quy ước của Pascal.

Trả lời:

a) (15-8)>=3;

b) (20-15)∗(20-15) <> 25;

c) 11∗11 = 121;

d) x> 10 – 3∗x;

Tìm hiểu mở rộng (trang 25 sgk Tin học lớp 8): Khi học môn Toán em đã quen thuộc với các số nguyên, số thực cùng với các phép toán số học và phép so sánh trên tập hợp các số đó. Phép toán cộng và phép so sánh cũng có thể định nghĩa và có ý nghĩa trên tập hợp các kí tự và xâu kí tự. Em hãy tìm hiểu nhé.

Trả lời:

1. Phép cộng xâu:

Ví dụ:

st1:='Le';

st2:='Thanh';

St=st1 + st2;

→ KQ: 'Le Thanh'

2. Phép so sánh:

Hai xâu ký tự có thể so sánh với nhau bằng các phép so sánh =, >, <…

Nguyên tắc so sánh thực hiện như sau, chúng sẽ đem từng ký tự tương ứng với nhau để so sánh, xâu nào có ký tự có số thứ tự trong bảng mã ASCII lớn hơn thì xâu đó lớn hơn.

Hai xâu ký tự được gọi là bằng nhau khi chúng hoàn toàn giống nhau (có độ dài như nhau).

Ví dụ: 'FILENAME' = 'FILENAME '

Xem thêm các bài Giải bài tập Tin học lớp 8 khác:

Mục lục Giải bài tập Tin học lớp 8:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.