Em hãy sưu tầm tài liệu về khu công nghiệp, khu chế xuất hay trung tâm


Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bài 3 trang 132 Địa Lí 10: Em hãy sưu tầm tài liệu về khu công nghiệp, khu chế xuất hay trung tâm công nghiệp ở Việt Nam.

Trả lời

- Khu công nghiệp (KCN)

Ở nước ta, KCN như một hình thức tổ chức lãnh thỗ công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, ngày 28 - 12 - 1996, Thủ tướng chính phủ đã kí quyết định thành lập Ban quản lí khu công nghiệp Việt Nam. KCN là khu vực có ranh giới xác định với nhừng thuận lợi về tự nhiên, xã hội, cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư và hoạt động theo một cơ cấu hợp lí giữa các doanh nghiệp công nghiệp và các doanh nghiệp dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt cùa từng doanh nghiệp và cả KCN nói chung.

KCN ở Việt Nam có một số đặc điểm sau:

+Tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp trong một khu vực có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống, sử dụng chung kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội.

+ Các xí nghiệp được hưởng một quy chế riêng khác với các xí nghiệp phân bố bên ngoài KCN.

+ Có một ban quản lí thống nhất để thực hiện quy chế quản lí.

+ Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và với nhà nước thể hiện ờ chỗ: các doanh nphiệp tùy điều kiện cụ thể của mình tự liên kết với nhau trong hoạt động sản xuât, trong khi đó nhà nước chỉ quản lí ờ tâm vĩ mô (như quy định các xí nghiệp loại nào được khuyến khích phát triển trong các KCN và loại nào không được xây dựng do những yêu cầu về môi trường, quốc phòng...).

Các KCN ở Việt Nam: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội), khu công nghiệp Đông Anh (Hà Nội), KCN Đông Nam (tp. Hồ Chí Minh),…

- Khu công nghệ cao - trường hợp đặc biệt của khu công nghiệp tập trung

Ở Việt Nam, khu công nghệ cao được xác định là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ kĩ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ bao gồm nghiên cứu - triển khai khoa học, công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan; có ranh giới xác định; do Chính phù hoặc Thủ tướng chính phù kí quyết định thành lập.  Có thể nói, khu công nghệ cao là trường hợp đặc biệt của khu công nghiệp tập trung.

Mục tiêu cùa khu công nghệ cao là thu hút công nghệ cao cùa nước ngoài, tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ cao và phát triển công nghệ cao trong nước để nhân rộng ra. Hiện nay, nước ta đang triển khai xây dựng hai khu công nghệ cao: khu công nghệ cao Linh Trung (Tp. Hồ Chí Minh) và khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội).

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Địa Lí 10 hay, ngắn nhất khác: