X

Giải bài tập Địa Lí 11

Địa Lí 11 Bài 11 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm trọn bộ lời giải Địa Lí 11 Bài 11 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh lớp 11 dễ dàng làm bài tập Địa Lí 11 Bài 11.

Giải Địa Lí 11 Bài 11 (sách mới cả ba sách)

Giải Địa Lí 11 Bài 11 Chân trời sáng tạo

Giải Địa Lí 11 Bài 11 Kết nối tri thức

Giải Địa Lí 11 Bài 11 Cánh diều




Lưu trữ: Giải Địa Lí 11 Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (sách cũ)

Bài 11 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 Trang 99: Dựa vào hình 11.1. hãy cho biết khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với các biển và đại dương nào? Nêu ý nghĩa của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?

Trả lời

- Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với biển Đông, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

- Ý nghĩa:

+ Phát triển giao thông đường biển, tăng cường giao lưu hợp tác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

+ Biển và địa dương là nguồn cung cấp các tài nguyên thiên nhiên quan trọng: hải sản, khoáng sản,…

+ Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: khai thác khoáng sản, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển đảo, giao thông vận tải biển.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 Trang 99: Dựa vào lược đồ "Các nước trên thế giới" trang 4,5 trong sách giáo khoa, đọc tên các quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa, Đông Nam Á biển đảo.

Trả lời

- Các quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa: Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Malaixia.

- Các quốc gia thuộc Đông Nam Á biển đảo: Inđônêxia, Xingapo, Brunây, Philippin, Đông Timo.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 Trang 99: Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông – tây có những ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời

- Tăng cường mối quan hệ giao lưu, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia phía Đông và phía Tây.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 Trang 99: Khí hậu của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế?

Trả lời

- Thuận lợi: Khí hậu xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là lúa nước.

- Khó khăn:

+ Nhiều sâu bệnh hại, thiên tai, bão lũ…

+ Độ ẩm lớn gây hư hỏng máy móc.

Bài 1 trang 101 Địa Lí 11: Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực.

Trả lời

- Thuận lợi:

+ Vị trí địa lý: Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á - Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a. Thuận lợi cho sự giao lưu, hợp tác kinh tế với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới.

+ Khí hậu: xích đạo và nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: Sông Mê Công. Sông Mê Nam, sông Iraoađi,… nhiều nước, cung cấp nước cho các hoạt động kinh tế. Sông ngòi có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh là tiềm năng phát triển thủy điện.

+ Đất: Đất phù sa thích hợp trồng các loại cây lương thực, thực phẩm…Đất feralit, đất bazan thích hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả,…

+ Khoáng sản: Giàu tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, đồng,... là nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.

+ Biển: Trừ Lào ra, tất cả các quốc gia đều giáp biển, thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

- Khó khăn:

+ Địa hình chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt mạnh, khó khăn trong phát triển giao thông và giao lưu kinh tế giữa các vùng, các quốc gia.

+ Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai, bão lũ, động đất, sóng thần…gây khó khăn cho các hoạt động kinh tế.

Bài 2 trang 101 Địa Lí 11: Hãy làm rõ những trở ngại từ các đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực.

Trả lời

- Dân số đông gây khó khăn trong giải quyết vấn đề việc làm, gây áp lực lên sự tăng trưởng và tích lũy nền kinh tế

- Khu vực đa tôn giáo, đa dân tộc nên thường xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo, khó khăn trong ổn định chính trị, hòa hợp xã hội, trở ngại cho sự phát triển của nền kinh tế, giao lưu hợp tác giữa các quốc gia và khu vực.

Bài 11 Tiết 2: Kinh tế

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 Trang 102: Dựa vào hình 11.5, nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu GDP của một số quốc gia Đông Nam Á

Trả lời

Cơ cấu kinh tế của một số quốc gia Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III. Đặc biệt là các quốc gia tỉ trọng khu vực I còn cao như Campuchia, Việt Nam.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 Trang 104: Hãy xác định trên hình 11.6 các vùng trồng lúa chủ yếu của các nước Đông Nam Á.

Trả lời

Các vùng trồng lúa chủ yếu của các nước Đông Nam Á là đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông: Mê Công, Mê Nam, Iraoađi, Đảo Xumatra,…

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 Trang 104: Tại sao các cây công nghiệp kể trên lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á?

Trả lời

- Thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều.

- Đông Nam Á có diện tích đất feralit và đất bazan lớn, phân bố trên các cao nguyên tương đối bằng phẳng.

- Hệ thống sông ngòi dày đặc, cung cấp nguồn nước tưới.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 Trang 104: Hãy kể tên một số cây ăn quả được trồng nhiều ở Đông Nam Á?

Trả lời

Một số cây ăn quả được trổng nhiều ở Đông Nam Á: xoài, chuối, bưởi, cam, đu đủ, nhãn,…

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 11 Trang 105: Hãy kể tên những loài thủy, hải sản nhiệt đới có giá trị ở Đông Nam Á.

Trả lời

Các loại tôm như tôm hùm, tôm he…, cá chim biển, cá tráp, cá chình, cá song, cá thu…

Bài 1 trang 105 Địa Lí 11: Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển mạnh.

Trả lời

- Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực:

+ Sản lượng không ngừng tăng, từ 103 triệu tấn (năm 1985) tăng lên 161 triệu tấn (năm 2004), đứng đầu là In-đô-nê-xi-a.

+ Các nước Đông Nam Á cơ bản giải quyết được như cầu lương thực.

+ Thái Lan và Việt Nam là nhưng nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

- Đông Nam Á là khu vực phát triển mạnh cây công nghiệp nhiệt đới:

+ Cao su, cà phê, hồ tiêu phân bố chủ yếu ở các quốc gia: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

+ Đông Nam Á còn cung cấp cho thế giới các sản phẩm từ nhiều loại cây lấy dầu, cây lấy sợi.

- Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực.

- Chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính trong nông nghiệp, mặc dù số lượng gia súc, gia cầm khá lớn.

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển của vùng.

Bài 2 trang 105 Địa Lí 11: Kể tên một số hãng nổi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp.

Trả lời

Samsung (Hàn Quốc), Honda, Canon (Nhật Bản), Mitxubixi, Tosiba, Panasonic, LG,…

Bài 3 trang 105 Địa Lí 11: Dựa vào hình 11.5, cho biết những quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP (năm 2004) cao, quốc gia nào còn thấp.

Trả lời

- Những quốc gia có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP (năm 2004) cao: Philippin

- Những quốc gia có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP (năm 2004) còn thấp: In-đô-nê-xi-a, Campuchia, Việt Nam.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Địa Lí lớp 11 hay, ngắn gọn khác:

Mục lục Giải bài tập Địa Lí 11:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.