X

Giải bài tập Địa Lí 11

Địa Lí 11 Bài 9 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm trọn bộ lời giải Địa Lí 11 Bài 9 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh lớp 11 dễ dàng làm bài tập Địa Lí 11 Bài 9.

Giải Địa Lí 11 Bài 9 (sách mới cả ba sách)

Giải Địa Lí 11 Bài 9 Chân trời sáng tạo

Giải Địa Lí 11 Bài 9 Kết nối tri thức

Giải Địa Lí 11 Bài 9 Cánh diều




Lưu trữ: Giải Địa Lí 11 Bài 9: Nhật Bản (sách cũ)

Bài 9 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 9 Trang 75: Quan sát hình 9.2, hãy nêu đặc điểm chủ yếu về địa hình, sông ngòi và bờ biển của Nhật Bản.

Trả lời

- Địa hình: đồi núi chiếm ¾ diện tích, chạy dọc đất nước, đồng bằng: khoảng ¼ diện tích, chủ yếu là đồng bằng nhỏ hẹp và phân bố ven biển.

- Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có giá trị thủy điện.

- Bờ biển: dài (khoảng 29750km), bị chia cắt tạo thành nhiều vịnh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên các ngư trường lớn giàu tôm, cá...

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 9 Trang 76: Dựa vào bảng 9.1,hãy cho biết cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản đang biến động theo xu hướng nào? Nêu tác động của xu hướng đó đến phát triển kỉnh tế - xã hội.

Trả lời

- Xu hướng: tốc độ tăng dân số hàng năm thấp và đang giảm dần, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động có xu hướng tăng lên.

- Tác động: thiếu nguồn lao động phục vụ cho các ngành kinh tế, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn (y tế, nuôi dưỡng, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi công,...).

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 9 Trang 76: Các đặc điểm của người lao động có tác động như thế nào đến nền kinh tế - xã hội Nhật Bản?

Trả lời

- Người lao động Nhật Bản cần cù, làm việc tích cực, với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao. Người Nhật rất chú trọng đầu tư cho giáo dục.

- Những đức tính đó trở thành nguồn lực cơ bản trong việc phát triển nền kinh tế Nhật Bản. Với một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên cho phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp, thì các đức tính quý báu trên đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển đất nước.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 9 Trang 77: Dựa vào bảng 9.2, hãy nhận xét về tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản qua các giai đoạn từ 1950 đến 1973.

Trả lời

- Giai đoạn phát triển rất nhanh là 1950 – 1954 và đang có xu hướng giảm dần trong những giai đoạn sau.

- Các giai đoạn tiếp theo (1955 - 1959, 1960 - 1964, 1965 - 1969) có tốc độ phát triển nhanh, nhưng thấp hơn giai đoạn 1950 - 1954.

- Giai đoạn 1970 - 1973: tốc độ phát triển chậm lại so với trước.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 9 Trang 77: Dựa vào bảng 9.3, nhận xét về tình hình phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1990 - 2005.

Trả lời

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm sút qua các, năm 1990 là 5,1% đến năm 2001 giảm còn 0,4%.

- Tuy nhiên, đến năm 2003, nền kinh tế có sự phát triển khá hơn, nhưng tốc độ chậm và sụt giảm vào năm 2005.

Bài 1 trang 78 Địa Lí 11: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.

Trả lời

*Thuận lợi:

- Nằm ở Đông Á, gần với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á – khu vực có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới

- Đồng bằng đất đai màu mỡ thuân lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Bờ biển: dài (khoảng 29750km), bị chia cắt tạo thành nhiều vinh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn giàu tôm, cá....

- Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

- Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện.

*Khó khăn

- Diện tích đất nông nghiệp ít 4,2 triệu ha=> thâm canh, canh tác trên sườn núi.

- Thảm họa động đất, sóng thần, bão nhiệt đới, bão tuyết.

- Nghèo tài nguyên khoáng sản.

Bài 2 trang 78 Địa Lí 11: Chứng minh rằng dân số Nhật Bản đang già hóa.

Trả lời

- Tỉ lệ người trên độ tuổi lao động ngày càng lớn (năm 1970: 7,1%; năm 1997: 15,7%; năm 2005: 19,2%).

- Tỉ lệ dưới độ tuổi lao động ngày càng ít (năm 1970: 223,9%; năm 1997: 15,3%; năm 2005: 13,9%).

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp (0,1% năm 2005).

Bài 3 trang 78 Địa Lí 11: Dựa vào bảng 9.3, vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đọan 1990 – 2005. Kết hợp với bảng 9.2, so sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đọan 1950 – 1973 và 1990 – 2005.

Trả lời

- Vẽ biểu đồ:

Giải Địa Lí 11 | Để học tốt Địa Lí 11

- So sánh tốc độ phát triển kinh tế:

+ Giai đọan 1950 – 1973: tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản có xu hướng giảm, giảm từ 18,8%(1950 – 1954) xuống còn 7,8% (1970 – 1973), giảm đi 11%.

+ Giai đọan 1990 – 2005: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật bản cũng có xu hướng giảm nhưng lại nhiều biến động hơn. Tốc độ trăng trưởng giảm xuống rất thấp từ 5,1% (1990) xuống còn 2,5% (2005); giảm đi 2,6%. Có năm giảm xuống rất thấp chỉ còn 0,4% (2001).

Bài 9 Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 9 Trang 80: Dựa vào bảng 9.4 và kiến thức của bản thân, hãy cho biết những sản phẩm công nghiệp nào của Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới?

Trả lời

- Đứng đầu thế giới về sản xuất rôbôt (60% tổng rôbôt thế giới), sản xuất vi mạch và chất bán dẫn, sản xuất ô tô với nhiều chủng loại, đáp ứng mọi thị trường, có nhiều tập đoàn đứng hàng đầu thế giới với các loại xe nổi tiếng, sản xuất xe gắn máy.

- Đứng thứ hai thế giới về vật liệu truyền thông…

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 9 Trang 80: Quan sát hình 9.5, nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản.

Trả lời

- Công nghiệp Nhật Bản có mức độ tập trung cao, nhiều trung tâm và cụm trung tâm lớn

- Cơ cấu công nghiệp đa dạng

- Phân bố: Tập trung ở khu vực ven biển, nhất là ở đảo Hônsu

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 9 Trang 81: Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

Trả lời

Nông nghiệp giữ vị trí thứ yếu trong nền kinh tế, vì: phần lớn là địa hình đồi núi, diện tích đất nông nghiệp nhỏ và ngày càng bị thu hẹp.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 9 Trang 82: Tại sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?

Trả lời

- Đường bờ biển dài, Nhật Bản nằm kề các ngư trường lớn, làm chủ nhiều vùng biển rộng lớn.

- Cá là nguồn thực phẩm chủ yếu và quan trọng của người Nhật.

- Đánh bắt trình độ cao sản phẩm đa dạng nhưng sản lượng giảm liên tục.

Bài 1 trang 83 Địa Lí 11: Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao.

Trả lời

- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì.

- Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vồ tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,...

Bài 2 trang 83 Địa Lí 11: Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?

Trả lời

- Những đặc điểm nổi bật:

+ Giữ vai trò thứ yếu, tỉ trọng chỉ chiếm khoảng 1%. Diện tích đất ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ.

+ Phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

+ Trồng trọt: lúa gạo là cây trồng chính (chiếm 50% diện tích đất canh tác) ; các cây trồng phổ biến: chè, thuốc lá, dâu tằm,...

+ Chăn nuôi tương đối phát triển; vật nuôi chính: bò, lợn, gà.

+ Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm cao, chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua,.. Nghề nuôi trồng hải sản (tôm, rong biển, sò, trai lấy ngọc,...) được chú trọng phát triển.

- Diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm, vì:

+ Diện tích đất nông nghiệp nhỏ và ngày càng bị thu hẹp.

+ Dành một số diện tích đất thích hợp hơn cho một số cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn lúa gạo (chè, thuốc lá, dâu tằm...)

Bài 3 trang 83 Địa Lí 11: Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm, từ 1985 đến 2003.

Trả lời

- Sản lượng cá giảm nhanh, liên tục qua các năm: năm 1985 là 11411,4 nghìn tấn đến năm 2003 còn 4596,2 nghìn tấn

- Nguyên nhân: do nhiều quốc gia trên thứ giới đã thực hiện công ước về luật biển, kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, cho nên việc đánh bắt khai thác cá ca bờ và vùng biển sâu của Nhật Bản bị thu hẹp lại.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Địa Lí lớp 11 hay, ngắn gọn khác:

Mục lục Giải bài tập Địa Lí 11:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.