X

Giải bài tập Địa Lí 8

Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào


Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

Bài 3 trang 103 Địa Lí 8: Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào?

- Địa hình cácxttơ

- Địa hình cao nguyên ba dan.

- Địa hình đồng bằng phù sa mới.

- Địa hình đê sông, đê biển

Trả lời

- Là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn. Sự xói mòn không phải do cơ chế lực cơ học, mà chủ yếu là do khí điôxít cacbon (CO2) trong không khí hòa tan vào nước, cộng với các ion dương của hyđrô (H+) tạo thành axít cacbonic. Axít cacbonic là thủ phạm chính trong quá trình ăn mòn đá vôi. Các sản phẩm tự nhiên nổi tiếng tại Việt Nam là: Động Thiên Cung, Hang Sửng Sốt (vịnh Hạ Long), động Phong Nha (Quảng Bình), Tam Cốc - Bích Động, hang động Tràng An (Ninh Bình)...

- Các cao nguyên ba dan ở Việt Nam hình thành vào đại Tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ… Tổng diện tích ba dan tới hơn 20000km2.

- Ở Việt Nam, các đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào đại Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. Tổng diện tích các đồng bằng là 70000km2. Trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long 40000km2. Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm hecta mỗi năm.

- Địa hình đê sông, đê biển:

+ Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng, sông Thái Bình,… để chống lụt.

+ Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định… để ngăn mặn, chống xâm thực của thủy chiều…

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Địa Lí lớp 8 hay, ngắn gọn khác:

Mục lục Giải bài tập Địa Lí 8:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.