X

Giải bài tập Địa Lí 9

Địa Lí 9 Bài 43 (ngắn nhất): Địa lí tỉnh thành phố (tiếp theo)


Địa Lí 9 Bài 43 (ngắn nhất): Địa lí tỉnh thành phố (tiếp theo)

Để giúp bạn học tốt môn Địa Lí 9, phần dưới là danh sách các bài Giải bài tập Địa Lí 9 Bài 43 (ngắn nhất): Địa lí tỉnh thành phố (tiếp theo).

IV. Kinh tế

2. Các ngành kinh tế

a. Công nghiệp

- Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn thứ 2 cả nước.

- Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế:

      + Công nghiệp – xây dựng chiếm 41,5% trong cơ cấu GDP và 21 % nguồn lao động của thành phố.

      + Bình quân tăng trưởng giai đoạn 2008 – 2012 là 12,97%, năm 2013 giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57%.

- Cơ cấu theo hình thức sở hữu:

      + Kinh tế nhà nước

      + Kinh tế ngoài Nhà nước

      + Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

- Cơ cấu theo ngành công nghiệp:

      + Công nghiệp chế biến chiếm 95%.

      + Công nghiệp khai thác chiếm 0,7%

      + Công nghiệp khác chiếm 4%.

- Phân bố công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xen kẽ dân cư.

- Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu bao gồm dây điện, bia, chế biến sữa, rượu bia, phụ tùng xe máy, thép kết cấu, gốm sứ, bánh kẹo, dệt may, động cơ điện, điện tử….

- Phương hướng phát triển công nghiệp: phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

b. Nông – lâm – ngư nghiệp

- Vị trí của ngành nông nghiệp: chiếm tỉ trọng thấp, trên 5% cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn và 31,6% nguồn lao động.

- Cơ cấu ngành nông nghiệp:

      + Ngành trồng trọt

      + Chăn nuôi

      + Dịch vụ nông nghiệp

- Ngành thủy sản: sản lượng thủy sản đạt 88.001,0 tấn (2015)

      + Nuôi trồng (đạt 85.772,0 tấn năm 2015).

      + Khai thác (đạt 2.229,0 tấn năm 1015).

      + Chế biến

- Cơ cấu ngành lâm nghiệp:

      + Diện tích rừng trồng tập trung năm 2015 là 0,2 nghìn ha.

      + Chiếm tỉ lệ nhỏ

      + Sản lượng gỗ khai thác đạt 9,7m3 (2015).

- Phương hướng phát triển nông nghiệp:

      + Nông nghiệp: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. Trong trồng trọt giảm tỉ trọng cây lương thực tăng tỉ trọng trồng cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất và chất lượng.

      + Lâm nghiệp: khai thác có hiệu quả rừng, đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái.

      + Thủy sản: giảm tỉ trọng khai thác, tăng tỉ trọng nuôi trồng.

c. Dịch vụ

- Vị trí của dịch vụ trong nền kinh tế Hà Nội: Dich vụ phát triển ngày càng đa dạng, có vai trò chủ đạo đóng góp vào mức tăng trưởng GDP của thành phố.

- Giao thông vận tải:

      + Các loại hình vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông hồ, đường hàng không.

      + Các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 2, 3 5, 6, 18.

      + Phát triển giao thông vận tải: Hệ thống giao thông vận tải khá hoàn thiện và ngày càng được đầu tư mở rộng, chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng được cải thiện.

- Bưu chính viễn thông: Số người dùng điện thọai tăng vọt, thuê bao internet tăng rất nhanh.

- Ngoại thương:

      + Nội thương: Hình thành thị trường thống nhất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.

      + Ngoại thương: Thị trường mở rộng theo dạng đa phương hoá, đa dạng hoá. Cơ chế quản lý có nhiều đổi mới.

Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp, nông sản, thuỷ sản.

Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng.

- Du lịch: Hà Nội là trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước.

- Hoạt động đầu tư của nước ngoài: là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, thu hút mạnh sự đầu tư của nước ngoài.

3. Sự phân hóa kinh tế theo lãnh thổ

- Nền kinh tế có sự phân hóa theo lãnh thổ, hoạt động công nghiệp và dịch vụ tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành, hoạt động nông nghiệp tập trung thành các khu, các cụm chuyên môn hóa.

V. Bảo vệ tài nguyên môi trường

- Những dấu hiệu suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường:

      + Diện tích rừng đang bị thu hẹp, chủ yếu là rừng thứ sinh.

      + Diện tích đất nông nghiệp bình quân giảm.

      + Nguồn tài nguyên sinh vật giảm cả về số lượng và chất lượng.

      + Ô nhiễm môi trường đất, nước do chất thải sinh hoạt và nhà máy, xí nghiệp, thuốc trừ sâu phân bón không hợp lí.

      + Mực nước ngầm hạ thấp và ô nhiễm nặng.

- Biện pháp:

      + Đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng.

      + Xử lí rác thải và nước thải hợp lí.

      + Cấm khai thác sinh vật bằng các biện pháp mang tính hủy diệt…

VI. Phương hướng phát triển kinh tế.

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định 1081/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với quan điểm xây dựng và phát triển Thủ đô thành động lực thúc đẩy phát triển đất nước.

- Nội dung chính:

      + Phát triển mạnh mẽ lĩnh vực dịch vụ

      + Dự kiến xây mới và mở rộng 15 khu công nghiệp

      + Mỗi năm giải quyết việc làm cho 135 – 140 nghìn người

      + Mở rộng, kết hợp xây mới các trục chính đô thị

      + Không gian đô thị Hà Nội tổ chức theo mô hình chùm đô thị

      + Phát triển nhanh các đô thị vệ tinh

      + Khu vực ngoại thành hình thành các vành đai cây xanh

Câu hỏi 1 (trang 150 SGK Địa lí 9): Cho biết các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp chính của thành phố. Các sản phẩm đó được sản xuất ở đâu?

Trả lời

- Các sản phẩm công nghiệp chính của Hà Nội: Tư liệu sản xuất, điện tử, hàng tiêu dùng, dây điện, bia, chế biến sữa, rượu bia, phụ tùng xe máy, thép kết cấu, gốm sứ, bánh kẹo, dệt may, động cơ điện, điện tử….

- Các sản phẩm nông nghiệp chính của Hà Nội: lúa gạo, ngô, tôm, cá đông lạnh,…

- Các sản phẩm này: được sản xuất từ các khu công nghiệp, các nhà máy chế biến nông sản,…

Câu hỏi 2 (trang 150 SGK Địa lí 9): Vẽ lược đồ các con sông, các tuyến đường sắt và đường ô tô chính của thành phố.

Trả lời

Giải Địa Lí 9 | Để học tốt Địa Lí 9

      

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Địa Lí lớp 9 hay, ngắn gọn khác:

Mục lục Giải bài tập Địa Lí 9:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.