X

Giải bài tập Lịch Sử 6

Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên


Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI)

Trả lời câu hỏi Lịch sử 6 Bài 20 Trang 56: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?

Trả lời

- Chỉ có người giàu mới có tiền cho con em mình đi học, còn đại đa số nông dân lao động nghèo khổ không có điều kiện cho con em mình đi học, vì vậy văn hóa Hán chỉ được truyền bá ở một bộ phận nhỏ.

- Phong tục tập quán, tiếng nói của tổ tiên được xây dựng vững chắc từ lâu đời, nó trở thành bản sắc riêng của dân tộc ta và có sức sống bất diệt. Người Việt luôn có ý thức đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc.

Trả lời câu hỏi Lịch sử 6 Bài 20 Trang 56: Lời tâu của Tiết Tổng nói lên điều gì?

Trả lời

- Đặc điểm của vùng đất Giao Chỉ là vùng đất rộng, người đông, hiểm trở độc hại.

- Nhân dân Giao Chỉ không chịu khuất phục chính quyền đô hộ, luôn đứng lên đấu tranh gây khó khăn cho chúng.

Trả lời câu hỏi Lịch sử 6 Bài 20 Trang 56: Qua câu nói này, em hiểu Bà Triệu là người như thế nào?

Trả lời

- Câu nói của Bà thể hiện nguyện vọng giành độc lập tự do cho dân tộc.

- Bà Triệu là con người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn, Bà là tiêu biểu cho ý chí bất khuất của người Việt kiên quyết đấu tranh chống quân đô hộ giành độc lập cho dân tộc.

Trả lời câu hỏi Lịch sử 6 Bài 20 Trang 56: Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu?

Trả lời

Đây là cuộc khởi nghĩa lớn, lan rộng ra khắp Giao Châu khiến nhà Ngô phải lo sợ.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử 6 hay, ngắn gọn khác:

Mục lục Giải bài tập Lịch Sử 6:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.