Sự phát triển rực rỡ của văn học chữ Nôm cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ


Bài 28 phần 1: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX

Bài 1 trang 145 Lịch Sử 7: Sự phát triển rực rỡ của văn học chữ Nôm cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX nói lên điều gì về ngôn ngữ và Văn hóa của dân tộc ta?

Trả lời

- Sự phát triển của văn học chữ nôm cho thấy:

   + Chữ Nôm này càng phong phú, đa dạng và được phần đông nhân dân Việt Nam tiếp nhận, yêu thích bởi đây là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam.

   + Sự phát triển ngày càng phong phú, đa dạng và giàu có của nền văn hóa dân tộc mà đặc biệt là văn học. Nhiều tác phẩm văn học chữ Nôm đóng vai trò và vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam đồng thời cũng làm rạng danh dân tộc Việt Nam. Ví dụ như: Truyện Kiều của Nguyễn Du....

   + Sự suy yếu của văn học chữ Hán (so với các thời kì trước đó).

   + Sự phá vỡ tính quy phạm trong văn học. Trước đây, văn học chữ Hán thường lấy các đề tài, các hình ảnh về người quân tử như: tùng, cúc, trúc, mai... Còn văn học chữ Nôm lại hướng nhiều tới cuộc sống giản dị của người dân, ví dụ như các đề tài về: bánh trôi nước, quả cau, ốc nhồi...

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 7 hay, ngắn gọn khác: