Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần – Hán và tác động của


Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 4 Trang 12:Nêu các chính sách đối nội của các vua thời Tần – Hán và tác động của những chính sách đó đối với xã hội phong kiến Trung Quốc.

Trả lời

A. Thời Tần:

- Chính sách đối nội:

   + Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan đến cai trị.

   + Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất trong cả nước.

   + Thi hành pháp luật hà khắc, nghiêm ngặt.

   + Huy động sức người, sức của để xây dựng những công trình lớn, xa xỉ.

- Tác động:

   + Tích cực: Góp phần củng cố sự thống nhất đất nước.

   + Tiêu cực: Pháp luật hà khắc và việc vơ vét bóc lột nhân dân của các vua nhà Tần đã gây nên sự bất bình trong nhân dân → nhân dân nổi dậy đấu tranh.

B. Thời Hán:

- Chính sách đối nội:

   + Xóa bỏ pháp luật hà khắc.

   + Giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nhân dân.

   + Khuyến khích phát triển sản xuất.

- Tác động: kinh tế phát triển, trật tự xã hội ổn định, thế nước vững vàng.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 4 Trang 12:Em hãy nên những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường.

Trả lời

- Chính sách đối nội:

   + Giảm tô, thuế.

   + Thực hiện chính sách quân điền (lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân)

   + Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

- Chính sách đối ngoại: Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược (vùng Nội Mông, tây Vực, triều Tiên) và tăng cường củng cố sự thống trị ở An Nam.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 7 hay, ngắn gọn khác: