Tại sao nói từ năm 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng


Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Bài 2 trang 124 Lịch Sử 8: Tại sao nói từ năm 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân Xâm lược?

Trả lời

Thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn:

- Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, triều Nguyễn đã chỉ đạo và nỗ lực cùng nhân dân đấu tranh chống Pháp xâm lược. Tuy nhiên, thái độ chống Pháp cuat triều đình nhà Nguyễn lại thiếu kiên quyết, thiếu triệt để.

- Trong quá trình đấu tranh với Pháp, nhà Nguyễn đã phạm nhiều sai lầm cả

 + Về đường lối ngoại giao: Triều đình nhà Nguyễn thỏa hiệp với Pháp, nuôi hi vọng có thể giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường “thương thuyết”, đàm phán hòa bình.

 + Về chỉ đạo chiến đấu: Thụ động chiến đấu, thiên về chiến thuật “thủ hiểm” vì vậy đã bỏ lỡ nhiều thời cơ đánh đuổi Pháp ra khỏi Việt Nam.

- Trước sức mạnh quân sự của Pháp, nội bộ triều Nguyễn có sự phân hóa thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến. Phái chủ hòa lại chiếm ưu thế trong triều đình.

Với thái độ bạc nhược, thiếu quyết tâm chống giặc như trên, Triều Nguyễn đã lần lượt kí kết các hiệp ước đàu hàng Pháp: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ- nôt (1884). Với hiệp ước năm 1884 đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa, nửa phong kiến.

 → Như vậy, có thể nói: từ năm 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân Xâm lược.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 8 hay, ngắn gọn khác:

Mục lục Giải bài tập Lịch Sử 8:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.