Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc


Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20

Bài 2 trang 66 Lịch Sử 8: Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào này đều thất bại?

Trả lời

a. Những nét chính trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á:

Thứ nhất: Dưới ách cai trị hà khắc, phản động của đế quốc phương Tây, nhân dân các nước Đông Nam Á đã liên tục nổi dậy đấu tranh. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa chống đế quốc xâm lược đã diễn ra, tiêu biểu như:

- Ở In-đo- nê-xia:

+ 1825-1830, diễn ra cuộc khởi nghĩa do Đi-pô- nê-gô- rô lãnh đạo.

+ 1890, nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân do Sa-min lãnh đạo.

+ Nhiều tổ chức của giai cấp công nhân đã hình thành và bước đầu chuyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đo- nê-xia, tiêu biểu như: Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908)...

- Ở Phi-lip- pin:

+ 1872, nhân dân thành phố Ca-vi- tô nổi dậy khởi nghĩa.

+ 1896 – 1898 dưới sự lãnh đạo của Bô-ni- pha-xi- ô, nhân dân Phi-lip- pin đã tiến hành cuộc cách mạng chống lại ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.

- Ở Cam-pu- chia:

+ 1863-1866 diễn ra cuộc khởi nghĩa do A-cha- xoa lãnh đạo ở Ta-keo.

+ 1866-1867 diễn ra cuộc khởi nghĩa do Pu-côm- bô lãnh đạo ở Cra-chê.

- ở Lào: + 1901, Pha-ca- đuốc lãnh đạo nhân dân vùng Xa-van- na-khét nổi dậy đấu tranh.

- Ở Việt Nam:

+ 1885 – 1896: phong trào Cần Vương.

+ 1884 – 1913, cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế.

Thứ hai: Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Song, các phong trào yêu nước chống đế quốc xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á đều lần lượt thất bại.

b. Nguyên nhân thất bại:

- Thứ nhất: Tương quan lực lượng (cả về quân số, vũ khí, kĩ thuật..) quá chênh lệch:

+ Nhân dân Đông Nam Á: lực lượng chiến đấu chủ yếu là nông dân – chưa qua huấn luyện, đào tạo về quân sự; vũ khí thô sơ, lạc hậu (vd: súng hỏa mai, mã tấu, giáo..) ...

+ Đế quốc phương tây: Lực lượng chiến đấu là những đội quân tinh nhuệ, được huấn luyện, đào tạo bài bản; vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại (súng đại bác, tàu chiến...)...

- Thứ hai: Các phong trào đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có sự liên kết với nhau để tạo thành một phong trào mang tính toàn quốc → dễ dàng bị kẻ thù tập trung lực lượng để đàn áp.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 8 hay, ngắn gọn khác:

Mục lục Giải bài tập Lịch Sử 8:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.