Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào


Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ 19

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 26 Trang 127:Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?

Trả lời

a. Hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương.

- Cuộc phản công của phái chủ chiến trong tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết buộc phải đưa vua hàm Nghi ra sơn phòng tân Sở (Quảng Trị).

- Tại sơn phòng Tân Sở, ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống “chiếu Cần Vương” → làm bùng lên một phong trào yêu nước chống xâm lược sôi nổi – phong trào Cần Vương.

b. Sự phát triển của phong trào cần Vương.

Phong trào cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: từ 1885 – 1888:

 + Phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì.

 + Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị giặc bắt và đưa đi đày tại An-giê- ri (Châu Phi).

- Giai đoạn 2: từ 1888 – 1896:

 + Phong trào cần vương vẫn được duy trì và dần quy tụ thành các trung tâm khởi nghĩ lớn.

 + Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Hương Khê, Khởi nghĩa Hùng Lĩnh....

- đến 1896, Phong trào Cần Vương bị thực dân Pháp dập tắt.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 26 Trang 127:Quan sát hình 91, em hãy cho biết những điểm mạnh, điểm yếu của cứ điểm Ba Đình.

Trả lời

- Điểm mạnh:

 + Là một căn cứ kiên cố với các công sự vững chắc.

 + Căn cứ Ba Đình được tổ chức chặt chẽ với sự liên kết và yểm trợ lẫn nhau của ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê.

- Điểm yếu: Dễ dàng bị thực dân Pháp tập trung lực lượng để bao vây, cô lập. Khi bị kẻ địch cô lập, nghĩa quân không có con đường rút lui an toàn.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 26 Trang 127:Cuộc chiến đấu ở Ba Đình diễn ra như thế nào?

Trả lời

- Tháng 12/1866, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.

- Đầu năm 1887, Pháp lại huy động 2500 quân bao vây căn cú Ba Đình.

- Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu anh dũng chống trả kẻ thù trong suốt 34 ngày đêm. Đến 20/1/1887, nghĩa quân buộc phải mở đường máu, rút chạy lên Mã Cao.

- Thực dân Pháp sau khi chiếm được căn cứ, đã triệt hạ và xóa tên ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê ra khỏi bản đồ hành chính.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 8 hay, ngắn gọn khác:

Mục lục Giải bài tập Lịch Sử 8:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.