X

Giải sách bài tập Vật Lí 9

Bài 55.4, 55.5, 55.6, 55.7 trang 113 SBT Vật Lí 9


Bài 55.4, 55.5, 55.6, 55.7 trang 113 SBT Vật Lí 9

Bài 4 trang 113 sách bài tập Vật Lí 9: Hãy giải thích tại sao nước biển đựng trong một cái cốc thì không có màu xanh mà biển lại có màu xanh

Gợi ý: Để giải thích, hãy làm thí nghiệm như sau. Lấy hai cốc giống nhau, có thành và đáy bằng thủy tinh trong suốt. Đổ đầy nước trong vào một cốc rồi pha một ít mực xanh vào đó. Khi mực đã tan đều thì sẻ một ít sang cốc kia. Đặt hai cốc trên một tờ giấy trắng. Hãy quan sát chúng theo phương ngang và theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới và rút ra nhận xét cần thiết để giải bài này.

Lời giải:

+ Pha 1 ít mực xanh loãng rồi đổ vào 2 cốc thủy tinh như nhau, đáy trong suốt; một cốc đổ rất vơi, một cốc đổ khá đầy. Đặt hai cốc nước lên 1 tờ giấy trắng

+ Nếu nhìn theo phương ngang của thành cốc thì thấy nước trong hai cốc xanh như nhau. Nếu nhìn theo phương thẳng đứng thì ta sẽ thấy nước ở trong chiếc cốc đầy sẽ xanh hơn nước ở trong chiếc cốc vơi.

+ Ta giải thích hiện tượng này như sau. Mỗi lớp nước màu coi như một tấm lọc màu, ánh sáng truyền qua lớp nước màu càng dày thì coi như truyền qua một tấm lọc màu dày, nên màu của nó càng thẫm.

+ Nếu nhìn theo phương ngang thì lớp nước màu mà ánh sáng truyền qua trong hai cốc là như nhau và ta thấy trong hai cốc xanh như nhau.

+ Nếu nhìn theo phương thẳng đứng thì ánh sáng truyền từ trên xuống, gặp tờ giấy trắng, bị tán xạ trở lại qua lớp nước rồi vào mắt coi như truyền qua một lớp nước màu có bề dày bằng hai lần bề dày lớp nước trong cốc. Do đó, ở cốc đầy nước thì ánh sáng phải truyền qua một lớp nước dày, nên nó có màu thẫm, ở cốc vơi thì ánh sáng truyền qua lớp nước mỏng hơn nhiều, nên màu của nó nhạt.

+ Mỗi lớp nước biển vừa có khả năng tán xạ rất yếu ánh sáng xanh vừa đóng vai trò của một tấm lọc màu xanh rất nhạt. Lớp nước biển đựng trong một cái cốc không đủ để làm cho chùm sáng truyền qua nó có màu xanh. Tuy nhiên, khi truyền qua một lớp nước biển dày hàng ngàn kilômét rồi trở lại thì ánh sáng có màu xanh thẫm. Hiện tưọng này tương tự như hiện tượng ánh sáng truyền qua lớp nước màu mỏng hay dày đựng trong hai cốc ở trên.

Bài 5 trang 113 sách bài tập Vật Lí 9: Dưới ánh sáng đỏ, ta thấy một người mặc áo đỏ. Dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đỏ chắc chắn không phải là chiếc áo màu:

A. Trắng

B. Đỏ

C. Hồng

D. Tím

Lời giải:

Chọn D. Tím

Dưới ánh áng đỏ, ta thấy một người mặc áo đỏ, tức là áo đó phải có màu tán xạ mạnh được màu đỏ.

Mặt khác:

   + Áo màu đỏ thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ.

   + Áo màu trắng thì tán xạ mạnh tất cả ánh sáng các màu

   + Áo màu hồng thì tán xạ một phần ánh sáng màu đỏ

   + Áo màu tím thì tán xạ mạnh ánh sáng màu tím và tán xạ kém ánh sáng màu đỏ.

Do đó dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đỏ chắc chắn không phải là chiếc áo màu tím.

Bài 6 trang 113 sách bài tập Vật Lí 9: Dưới ánh sáng đỏ và dưới ánh sáng lục, ta thấy một dòng chữ có màu đen. Vậy, dưới ánh sáng trắng, dòng chữ ấy có màu:

A. Đỏ

B. Vàng

C. lục

D. Xanh thẫm tím hoặc đen

Lời giải:

Chọn D. Xanh thẫm tím hoặc đen

Vì dưới ánh sáng đỏ và dưới ánh sáng lục ta thấ dòng chữ màu đen thì dưới ánh sáng sáng trắng dòng chữ ấy sẽ là màu xanh thẫm tím hoặc đen.

Bài 7 trang 113 sách bài tập Vật Lí 9: Dưới ánh sáng trắng, trên một bức tranh vẽ chiếc ô tô, ta thấy: lốp ô tô màu đen, người lái mặc áo trắng, đội mũ xám, đầu ô tô có cắm lá cờ đỏ. Dưới ánh sáng đỏ, các vật đó sẽ có màu gì?

Màu chiếc lốp Màu áo Màu mũ Màu cờ
A Đỏ Đỏ Đỏ Đỏ
B Đen Đỏ Đen Đỏ
C Đen Trắng Xám Đỏ
D Đen Đen Đen Đen

Lời giải:

Chọn B. Đen – Đỏ– Đen – Đỏ

Dưới ánh sáng đỏ, các vật đó sẽ có màu:

   + Chiếc lốp màu đen vì màu đen không tán xạ bất cứ ánh sáng màu nào.

   + Áo người lái xe có màu đỏ vì màu trắng tán xạ tất cả các ánh sáng màu.

   + Mũ có màu đen vì màu xám tán xạ rất kém ánh sáng đỏ.

   + Lá cờ có màu đỏ vì màu đỏ tán xạ ánh áng màu đỏ.

:

Tóm tắt:

Lời giải:

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 9 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 9:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.