X

Giải sách bài tập Vật Lí 9

Bài 16-17.6, 16-17.7, 16-17.8, 16-17.9, 16-17.10, 16-17.11 trang 43 SBT Vật Lí 9


Bài 16-17.6, 16-17.7, 16-17.8, 16-17.9, 16-17.10, 16-17.11 trang 43 SBT Vật Lí 9

Bài 6 trang 43 sách bài tập Vật Lí 9: Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 3A. Dùng bếp này thì đun sôi được 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20oC trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/Kg.K

Tóm tắt:

U = 220V; I = 3A; V = 2 lít nước ↔ m = 2kg;

T0 = 20oC; t = 20 phút = 1200s; c = 4200J/kg.K, nước sôi T = 100oC;

Hiệu suất H = ?

Lời giải:

Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 20 phút là:

Qtp = U.I.t = 220.3.20.60 = 792000J

Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước này là:

Qi = m.c.(T - T0) = 2.4200.(100 – 20) = 672000J.

Hiệu suất của bếp là:

H = Qi / Qtp = 672000 / 792000.100 = 84,8%.

Bài 7 trang 43 sách bài tập Vật Lí 9: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của một điện trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t?

A. Q = Ut / I

B. Q = UIt

C. Q = Ut2 / R

D. Q = I2Rt

Lời giải:

Chọn A. Q = Ut / I

Bài 8 trang 43 sách bài tập Vật Lí 9: Mắc dây dẫn vào một hiệu điện thế không đổi. Trong cùng nột thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?

A. Tăng gấp đôi khi điện trở ủa dây dẫn tăng lên gấp đôi

B. Tăng gấp đôi khi điện trở dây dẫn giảm đi một nửa

C. Tăng gấp bốn khi điện trở dây dẫn giảm đi một nửa

D. Giảm đi một nửa khi điện trở dây dẫn tăng lên gấp bốn

Lời giải:

Chọn B. vì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn: Bài 16-17.6, 16-17.7, 16-17.8, 16-17.9, 16-17.10, 16-17.11 trang 43 SBT Vật Lí 9 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 9

nên khi giảm điện trở đi một nửa thì nhiệt lượng Q tăng gấp đôi.

Bài 9 trang 43 sách bài tập Vật Lí 9: Nếu đồng thời giảm điện trở dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện và thời gian dòng điện qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ thay đổi như thế nào?

A. Giảm đi 2 lần

B. Giảm đi đi 4 lần

C. Giảm đi 8 lần

D. Giảm đi 16 lần

Lời giải:

Chọn D. Vì:

Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t là:

Q = I2.R.t

Khi R’ = R/2; I’ = I/2; t’ = t/2 thì Giải bài tập Vật lý lớp 9

Chọn D. Nếu đồng thời giảm điện trở dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện và thời gian dòng điện qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ giảm đi 16 lần

Bài 10 trang 43 sách bài tập Vật Lí 9: Dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một điện trở 3kΩ trong thời gian 10 phút thì nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở này có giá trị dưới đây?

A. Q = 7,2J

B. Q = 60J

C. Q = 120J

D. Q = 3600J

Tóm tắt:

I = 2mA = 2.10-3A; R = 3kΩ = 3000Ω; t = 10 phút = 600s; Q = ?

Lời giải:

Chọn A. Q = 7,2J

Nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở này có giá trị:

Q = I2. R.t = (2.10-3)2. 3000.600 = 7,2J

Bài 11 trang 43 sách bài tập Vật Lí 9: Thời gian đung sôi 1,5 lít nước của một ấm điện là 10 phút. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây nung của ấm là 220V. tính điện trở của dây nung này, biết rằng nếu kể cả nhiệt lượng hao phí để đung sôi 1 lít nước cần nhiệt lượng là 420000J?

Tóm tắt:

V = 1,5 lít ↔ m = 1,5kg; U = 220V; t = 10 phút = 600s

V0 = 1 lít ↔ m0 = 1kg; Q0 = 420000J; R = ?

Lời giải:

Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 1 lít nước là: Q0 = m0.c.Δto

Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 1,5 lít nước là:

Q = m.c.Δto = 1,5m0.c. Δto = 1,5.Q0 = 630000 (J) (vì m = 1,5kg = 1,5.m0)

Mặt khác: Bài 16-17.6, 16-17.7, 16-17.8, 16-17.9, 16-17.10, 16-17.11 trang 43 SBT Vật Lí 9 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 9

→ Điện trở của dây nung: Bài 16-17.6, 16-17.7, 16-17.8, 16-17.9, 16-17.10, 16-17.11 trang 43 SBT Vật Lí 9 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 9

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 9 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 9:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.