X

Giải Tập bản đồ Địa Lí 12

Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm


Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm

Bài 1 trang 77 Tập bản đồ Địa Lí 12:Dựa vào kiến thức trong SGK Địa lí 12, hãy nêu những đặc điểm chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) ở nước ta:

Lời giải:

- Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.

- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.

Bài 2 trang 77 Tập bản đồ Địa Lí 12: Hãy sắp xếp vào bảng dưới các tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) thuộc từng VKTTĐ (tính từ sau 1 – 8 – 2008).

Lời giải:

VKTTĐ Các tỉnh, thành phố (ghi tên tỉnh, thành phố theo các chữ số)
Phía Bắc Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
Miền Trung Thừa – Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Phía Nam Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

Bài 3 trang 77 Tập bản đồ Địa Lí 12:Vì sao phải hình thành các VKTTĐ? Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trong điểm vì:

Lời giải:

- Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cần phải đầu tư có trọng điểm để tạo “đòn bẩy” thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước.

- Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tuy đa dạng, nhưng lại có sự phân hóa giữa các vùng, trong khi nguồn vốn còn hạn chế đòi hỏi phải đầu tư có trọng điểm.

- Lựa chọn các vùng kinh tế trọng điểm để thu hút đầu tư nước ngoài.

- Ba vùng kinh tế trọng điểm là hạt nhân, lôi kéo sự phát triển các vùng kinh tế khác.

Bài 4 trang 78 Tập bản đồ Địa Lí 12:Dựa vào bảng số liệu đã cho, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của các VKTTĐ phân theo khu vực kinh tế năm 2007. Nhận xét và giải thích cơ cấu đó.

Cơ cấu GDP của các VKTTĐ phân theo khu vực kinh tế năm 2007 (%).

Khu vực kinh tế VKTTĐ phía Bắc VKTTĐ miền Trung VKTTĐ phía Nam
Nông, lâm, thủy sản 11,1 22,3 9,5
Công nghiệp và xây dựng 45,4 37,5 49,1
Dịch vụ 43,5 40,2 41,4
Tổng cộng 100,0 100,0 100,0

Lời giải:

Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm | Giải tập bản đồ Địa Lí lớp 12

Nhận xét:

VKTTĐ phía Bắc và phía Nam có nền kinh tế phát triển nổi trội hơn hẳn, thể hiện qua tương quan GDP giữa các khu vực.

- Về nông – lâm – thủy sản: VKTTĐ miền Trung chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu (22,3%), trong khi VKTTĐ phía Bắc và phía Nam là 11,1% và 9,5%.

- Về công nghiệp – xây dựng: VKTTĐ phía Nam và phía Bắc chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ câu (49,1% và 43,5%), miền Trung đứng thứ 2 với 37,5%.

- Dịch vụ: ba vùng VKTTĐ đều phát triển mạnh ngành dịch vụ (> 40% cơ cấu).

Giải thích:

- VKTTĐ phía Bắc và phía Nam đều gồm các vùng kinh tế phát triển nhất cả nước với nhiều TTCN lớn, rất lớn: phía Bắc có đồng bằng sông Hồng với Hà Nội, phía Nam có Đông Nam Bộ với TP. Hồ Chí Minh.

- Dân cư đông đúc, nền công nghiệp có nhiều cơ hội phát triển như lao động dồi dào, thị trường lớn, cơ sở hạ tầng hiện đại, gần nhiều nguồn nguyên liệu, thu hút đầu tư mạnh.

Xem thêm các bài Giải tập bản đồ Địa Lí lớp 12 khác: