X

SBT Lịch Sử 8 Cánh diều

Nêu những điểm giống và khác nhau về chính sách đối ngoại của các nước đế quốc Âu Mỹ


Nêu những điểm giống và khác nhau về chính sách đối ngoại của các nước đế quốc Âu - Mỹ khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Giải SBT Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Câu 11 trang 23 SBT Lịch Sử 8: Nêu những điểm giống và khác nhau về chính sách đối ngoại của các nước đế quốc Âu - Mỹ khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Lời giải:

a) Giống nhau: các nước đế quốc đều thi hành chính sách mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa. Chính sách đối ngoại này đã dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc, từ đó hình thành hai khối quân sự đối đầu, làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

b) Khác nhau:

- Nước Anh ưu tiên hàng đầu cho mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa. Năm 1914, Anh có hệ thống thuộc địa trải rộng khắp thế giới với hơn 33 triệu km. Vì vậy, Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

- Nước Pháp chú trọng cho các nước tư bản chậm phát triển vay lãi, do vậy Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

- Nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc khi phần lớn đất đai trên thế giới đã bị các đế quốc khác phân chia, nên Đức muốn dùng vũ lực chia lại. Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

- Tư bản Mỹ đang trên đà phát triển nên rất khao khát thị trường, thuộc địa, đã gây chiến tranh với Tây Ban Nha để chiếm Cu-ba và Phi-lip-pin,...

Lời giải SBT Lịch Sử 8 Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch Sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: