Soạn bài Đại từ ngắn gọn - Soạn văn lớp 7


Soạn bài Đại từ ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Đại từ ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Đại từ

A. Soạn bài Đại từ (ngắn nhất)

I. Thế nào là đại từ

1. Từ “nó” trong đoạn a chỉ “em tôi”. Từ “nó” trong đoạn b chỉ “con gà của anh Bốn.

Biết được điều bởi dựa vào thông tin từ câu trước và bối cảnh được nói đến trong mỗi đoạn văn.

2. Từ thế đoạn văn ba trỏ: hành động thúc giục chia đồ chơi của mẹ Thành, Thủy. Dấu hiệu nhận biết: nhờ vào lời thoại trước đó của mẹ và 2 anh em Thành, Thủy

3. Từ ai trong bài ca dao nhằm mục đích hỏi

4. Những từ nó, thế, ai đóng vai trò là chủ ngữ, vị ngữ trong câu, phụ ngữ của động từ.

II. Các loại đại từ

1. Đại từ dùng để trỏ

a. Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày… trỏ người

b. Các từ bấy nhiêu, bấy trỏ số lượng.

c. Các từ vậy, thế để trỏ hoạt động, tính chất

2. Đại từ dùng để hỏi

a. Các đại từ ai, gì để hỏi về người

b. Đại từ bao nhiêu, mấy để hỏi về số lượng

c. Đại từ sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính chất sự việc.

III. Luyện Tập

Câu 1 (trang 56 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

Ngôi Số ít Số nhiều
1 Tôi, tớ, mình, ta Chúng tôi, chúng tớ, chúng mình, chúng ta
2 Anh, chị, mày Các anh, các chị, chúng mày
3 Chúng, chúng nó

- Đại từ mình trong câu “Cậu giúp mình với nhé”: Dùng để chỉ người nói

- Đại từ “Mình” trong câu ca dao dùng để chỉ người nghe.

Câu 2 (trang 56 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Cháu chào bác ạ.

- Mẹ mới đi làm về ạ.

- Ông kể chuyện cho cháu nghe được không.

Câu 3 (trang 56 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Ai cũng mừng vì Hoa đạt được thành tích tốt.

- Sao hôm nay em lại nghỉ học?

- Bao nhiêu năm nay tôi chưa gặp lại anh ấy.

Câu 4 (trang 56 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Đối với các bạn cùng lớp phải xưng hô với nhau cho lịch sự, tế nhị: Cậu – tớ, bạn – tớ, tôi – bạn, xưng hô bằng tên,...

- Ở trường, lớp vẫn có trường hợp xưng hô thiếu lịch sự

- Khi đó, em cần giải thích, góp ý cho các bạn để xưng hô cho lịch sự, tế nhị hơn, nếu các bạn không tiếp thu có thể nói chuyện với cô giáo để giải quyết

Câu 5 (trang 56 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 1):

- Về số lượng: Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn từ xưng hô trong tiếng Anh.

   Ví dụ: Ngôi thứ hai trong tiếng Anh chỉ có 1 từ “you”, còn tiếng Việt có rất nhiều từ để xưng hô: anh, em, cậu, bác, chú, dì, mình, chàng, thiếp…

- Ý nghĩa biểu cảm: Tiếng Việt ý nghĩa biểu cảm đa dạng hơn, tinh tế hơn.

   Ví dụ: Con trai lớn hơn tuổi: Anh (tiếng việt), you (tiếng anh); con trai nhỏ hơn tuổi: Em (tiếng việt), you (tiếng anh).

B. Kiến thức trọng tâm

1. Khái niệm đại từ

- Đại từ là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ.

2. Các loại đại từ

- Đại từ để trỏ:

+ Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô)

+ Trỏ số lượng

+ Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc

Ví dụ:

Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. lại khéo tay nữa.

Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng dõng dạc nhất xóm.

Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.

- Đại từ để hỏi dùng để:

+ Hỏi về người, sự vật

+ Hỏi về số lượng

+ Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc

Ví dụ:

Chiếc áo này của ai?

Chiếc túi xách này có giá bao nhiêu?

Sao không đi chơi vào tối nay?

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn nhất, hay khác: