Soạn bài Dấu gạch ngang ngắn gọn - Soạn văn lớp 7


Soạn bài Dấu gạch ngang ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Dấu gạch ngang ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 7 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 7. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 7 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Dấu gạch ngang

A. Soạn bài Dấu gạch ngang (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 130 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 2):

   a. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích

   b. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích

   c. - Dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

- Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích

   d. Dùng để nối các bộ phận trong liên danh ( Hà Nội- Vinh)

   e. Dùng để nối các bộ phận trong liên danh ( Thừa Thiên- Huế)

Câu 2 (trang 130 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 2):

Dấu gạch nối dùng đế nối các bộ phận trong tên riêng nước ngoài

Câu 3 (trang 130 sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 2):

   a. Thị Kính – người phụ nữ đoan trang, hiền hậu, nết na một lòng yêu thương chồng

   b. Đại diện cho học sinh cả nước, Linh Trang phát biểu:

- Chúng cháu sẽ cố gắng học tập, rèn luyện hơn nữa để không phụ sự kì vọng, tin yêu của mọi người.

B. Kiến thức trọng tâm

1. Dấu gạch ngang có những công dụng:

- Đặt ở giữa câu đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu

Ví dụ:

+ Đi suốt chiều dài hơn ngàn mét ở phần ngoài của động Phong Nha, du khách đã có cảm giác như lạc vào một thế giới khác lạ – thế giới của tiên cảnh.

(Trần Hoàng)

+ Tôi lại trở về con sông Cấm – dòng sông thơ ấu thân thương, nơi tôi đã sinh ra và lớn lên với bao kí niệm vui buồn.

(Thanh Việt)


- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê

Ví dụ:

+ Tôi quắc mắt:

– Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!

– Thưa anh, thế thì… hừ hừ… em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.

(Tô Hoài)

+ Chị Điệp nhanh nhảu:

– Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các…

(Duy Khán)


- Nối các từ trong một liên danh

Ví dụ:

Đồng bào Sài Gòn – Gia Định hai lần đi đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lại đi đầu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (…).

(Xuân Diệu)


2. Cần phân biệt dấu gạch ngang với gạch nối

- Dấu gạch nối không phải dấu câu, nó thường nối các tiếng trong một từ mượn gồm nhiều tiếng

- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang

Ví dụ:

+ Dấu gạch ngang:

Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối – thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và làm đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.

(Đoàn Giỏi)

+ Dấu gạch nối:

Nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh sau khi thăm động Phong Nha về đã phát biểu: Với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động ở tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới.

(Trần Hoàng)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn nhất, hay khác: