Soạn bài Tức cảnh Pắc Bó ngắn gọn - Soạn văn lớp 8


Soạn bài Tức cảnh Pắc Bó ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Tức cảnh Pắc Bó ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 8 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 8. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 8 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Tức cảnh Pắc Bó

A. Soạn bài Tức cảnh Pắc Bó (ngắn nhất)

Câu 1 :

- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Một số bài thơ cùng loại: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…

Câu 2 :

- Giọng điệu chung của bài thơ là giọng điệu vui, hài hước.

- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó: thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, ung dung, tự tại, vui vẻ, hòa hợp với thiên nhiên.

- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy “thật là sang” là bởi vì:

   + Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

   + Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

   + Đó là cuộc sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

Câu 3 :

Thú vui “lâm tuyền” của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi

Giống nhau

+ Đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.

+ Thuận theo tự nhiên, lấy tự nhiên là nhà.

Khác nhau

Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống ẩn sĩ “an bần lạc đạo”.

Hồ Chí Minh: Cái “thú lâm tuyền” vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng).

B. Giới thiệu sơ lược về tác giả

*Tiểu sử

- Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

- Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

- Gia đình: nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

- Quá trình hoạt động cách mạng:

+ Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước.

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

+ Ngày 3 – 2 – 1930, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

+ Tháng 8 – 1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9 – 1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945.

+ Ngày 2 – 9 – 1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

ð Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới.

*Sự nghiệp văn học

- Quan điểm sáng tác:

+ Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

+ Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

+ Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

- Di sản văn học:

+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập(1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…

+ Truyện và kí: Pari(1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…

+ Thơ ca: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942 – 1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941 – 1945.

ð Di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Thống nhất:

  • Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.
  • Về cách viết ngắn gọn.

+ Đa dạng:

  • Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.
  • Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
  • Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.

C. Tìm hiểu tác phẩm Tức cảnh Pắc Bó

- Hoàn cảnh sáng tác: Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2 – 1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (3 câu thơ đầu): Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác.

+ Phần 2 (còn lại): Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng.

- Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ

- Giá trị nghệ thuật:

+ Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

+ Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.

+ Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn nhất, hay khác: