Câu hỏi bài Chí khí anh hùng chọn lọc - Ngữ văn lớp 10


Câu hỏi bài Chí khí anh hùng chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Chí khí anh hùng Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Chí khí anh hùng này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 10 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.

Câu hỏi bài Chí khí anh hùng chọn lọc - Ngữ văn lớp 10

Câu hỏi: Em hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường” trong “Chí khí anh hùng”.

Trả lời:

- Lòng bốn phương: nghĩa là nói về ý chí muốn vùng vẫy khắp thiên hạ

- Phi thường: hơn người, xuất chúng

Câu hỏi: Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải trong “Chí khí anh hùng”.

Trả lời:

- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:

+ Từ ngữ có sắc thái tôn xưng: trượng phu, …

+ Từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao: lòng bốn phương, mặt phi thường, …

+ Từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát: thoắt, dứt áo, …

→ Miêu tả Từ Hải với thái độ ngưỡng mộ, trân trọng, ngợi ca người anh hùng lí tưởng, giấc mơ của nhân dân vào hình tượng này.

Câu hỏi: Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều như thế nào trong “Chí khí anh hùng”?

Trả lời:

- Ngôn ngữ của Từ Hải với Thúy Kiều, nhận thấy, người anh hùng không hề quyến luyến, bịn rịn vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri

Sao chưa dứt khỏi nữ nhi thường tình.”

- Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ, quyết đoán, không chút do dự khi bị phải lựa chọn hạnh phúc riêng tư và lí tưởng.

Bao giờ mười vạn tinh binh

… rước nàng nghi gia”

- Lời hẹn ước Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát, chân thành đúng với khí phách anh hùng

Câu hỏi: Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả người anh hùng Từ Hải trong “Chí khí anh hùng”.

Trả lời:

Để miêu tả nhân vật Từ Hải tác giả sử dụng bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá:

• Nhà thơ đã khắc họa những hình ảnh phóng túng, oai hùng, con người “thanh gươm yên ngựa”, “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh). Đoạn thơ khép lại bằng cách mở ra hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

• Nhà thơ sử dụng hệ thống từ ngữ chỉ bậc “trượng phu": thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng rong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi...

• Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính nhân xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hoá trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. Hình ảnh Từ Hải được hiện lên với vẻ đẹp của sự phi thường.

Câu hỏi: Cách miêu tả người anh hùng Từ Hải trong “Chí khí anh hùng” có phải là cách tả phổ biến của văn học trung đại không?

Trả lời:

Cách miêu tả Từ Hải cách tả phổ biến của văn học trung đại. Nguyễn Du đã khéo léo lồng những phẩm chất rất anh hùng ở Từ Hải vào trong những phẩm chất rất nhiều khiến cho nhân vật anh hùng nhưng không cách biệt với đời thường.

Câu hỏi: Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chí khí anh hùng”

Trả lời:

Giá trị nội dung

• Đoạn trích đã ca ngợi chí làm trai, chí tang bồng của “kẻ sĩ quân tử”, bậc “đại trượng phu”. Bởi trong xã hội xưa, đã là người con trai thì phải có chí lớn, khao khát lập được công danh, sự nghiệp để lưu danh trong sử sách.

• Lí tưởng hóa người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ cứu giúp đời. Người anh hùng Từ Hải chính là kẻ phi thường, là người xuất chúng làm nên sự nghiệp lớn lao như “bằng nay bốn bể là nhà”, “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”. Chỉ khi thành nghiệp lớn, Từ Hải mới là người anh hùng xứng đáng với Kiều.

• Tấm chân tình của Từ Hải và Thúy Kiều dành trọn cho nhau bằng niềm tin tưởng vào tương lai. Từ Hải và Thúy Kiều không chỉ là tình yêu đôi lứa, mà nó đã trở thành “tâm phúc tương tri”, hiểu nhau sâu sắc, nàng hiểu ta cũng như ta hiểu nàng.

Giá trị nghệ thuật

• Sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng - bút pháp đặc trưng của văn học trung đại, với hình ảnh “bốn bể”, chim bằng...lấy cái bao la, rộng lớn của vũ trụ để hình dung về khao khát làm nên sự nghiệp lớn của Từ Hải

• Cách đối thoại trực tiếp bộc lộ tính cách tự tin, đầy bản lĩnh, ý chí của một trang nam tử, một đại hảo hán xưa nay hiếm gặp của Từ Hải

Câu hỏi: Qua hình tượng nhân vật Từ Hải trong “Chí khí anh hùng”, tác giả muốn gửi gắm điều gì?

Trả lời:

Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du: chân dung kì vĩ, chí khí, tài năng, bản lĩnh phi thường, thực hiện giấc mơ công lí.

Câu hỏi: Tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Du thể hiện như thế nào trong “Chí khí anh hùng”.

Trả lời:

Nguyễn Du đã không chút do dự nâng nhân vật của mình lên, ví hình ảnh chàng lúc lên đường với hình ảnh chim bằng cất cánh bay vào muôn trùng dặm khơi? Hình ảnh đó phần nào thể hiện cái nhìn lãng mạn và khát vọng thoát khỏi thời đại mình- một tư tưởng tiến bộ vượt bậc so với những người đương thời.

Câu hỏi: Nguyễn Du đã xuất phát từ cảm hứng gì khi miêu tả người anh hùng Từ Hải trong “Chí khí anh hùng”?

Trả lời:

Nguyễn Du xuất phát từ cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát và với lòng ngợi ca, khâm phục.

Câu hỏi: Trong “Chí khí anh hùng”, Kiều là một người vợ như thế nào?

Trả lời:

Kiều là người vợ ý thức được bổn phận của mình, không những yêu chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải.

Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về lời hứa của Từ Hải với Thúy Kiều trong “Chí khí anh hùng”?

Trả lời:

- Thể hiện chí khí của người anh hùng, là sự thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ.

- Từ Hải còn là người rất tự tin vào tài năng của bản thân.

Câu hỏi: Hai câu cuối trong “Chí khí anh hùng” cho ta thấy điều gì về Từ Hải?

Trả lời:

Hai câu cuối thể hiện thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát không hề do dự của Từ Hải, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí của người anh hùng.

Câu hỏi: Hình ảnh “chim bằng” trong “Chí khí anh hùng” mang ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường.

- Nguyễn Du sử dụng hình ảnh đó như muốn khẳng định Từ Hải chính là bậc anh hùng có tầm vóc phi thường, sánh ngang đất trời, vũ trụ.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: