Soạn bài Ôn tập phần Làm văn ngắn nhất


Soạn bài Ôn tập phần Làm văn

I. Lý thuyết

Câu 1 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

- Đặc điểm của các loại văn bản:

   + Tự sự: kể, trình bày lại câu chuyện một cách có trình tự.

   + Thuyết minh: giới thiệu các nét cơ bản về đối tượng thuyết minh.

   + Nghị luận: dùng lí lẽ, dẫn chứng để phân tích, chứng minh, bình luận về một vấn đề thuộc văn học hay đời sống, đồng thời thuyết phục người khác nghe và tin vào quan điểm của mình.

⇒ Cần kết hợp các loại văn bản này vì chúng có mối quan hệ với nhau, và trong thực tế nếu kết hợp trong bài viết sẽ khiến bài viết hay và thuyết phục hơn.

Câu 2 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

- Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự là những sực việc, chi tiết nổi bật nhất, biểu thị tập trung nhất tư tưởng, chủ đề của tác phẩm tự sự.

- Khi viết văn bản tự sự, muốn lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu, cần quan sát, suy ngẫm, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng..., để phát hiện ra những sự việc, chi tiết có ý nghĩa nhất, giúp cho việc bộc lộ chủ đề, xây dựng tính cách nhân vật được rõ nét nhất.

Câu 3 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

Trước hết, bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm về bản chất vẫn là một bài văn tự sự bình thường khác. Truy nhiên, trong phần thân bài cần bố trí các đoạn văn miêu tả và biểu cảm để khắc họa rõ nét hình tượng nhân vật và hoàn cảnh truyện.

Câu 4 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

- Ở THCS chúng ta đã tiếp cận những phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích.

- Ở lớp 10 chúng ta được học thêm một số phương pháp mới như: thuyết minh bằng chú thích, phương pháp sử dụng nguyên nhân – kết quả,…

Câu 5 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

- Muốn văn bản thuyết minh chuẩn xác cần chú ý tìm hiểu thấu đáo trước khi viết, thu thập tài liệu, tìm tòi và phát hiện cái mới để kịp thời cập nhật thông tin.

- Muốn văn bản thuyết minh hấp dẫn cần đưa vào bài viết những chi tiết cụ thể, sinh động, số liệu chính xác, có sự so sánh, đối chiếu,…

Câu 6 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

- Cách lập dàn ý:

Muốn lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, trước hết cần nắm vững kiến thức về văn thuyết minh, về các kiến thức cần thiết về dàn ý và phải có đầy đủ các tri thức về đối tượng cần thuyết minh.

- Cách viết các đoạn văn thuyết minh:

   + Cách viết mở bài: Cần nêu đề tài thuyết minh, làm rõ cho người đọc biết mục đích, đối tượng của bài viết và nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của đối tượng để lôi cuốn người đọc.

   + Cách viết thân bài: Điều cốt yếu là phải cung cấp những kiến thức chính xác và đầy đủ về đối tượng thuyết minh. Có ba dạng đoạn văn để làm sáng tỏ vấn đề: đoạn văn thông báo (cung cấp thông tin đối tượng), đoạn văn lập luận (dùng lí lẽ phân tích thông tin) và đoạn văn thuyết phục (dùng lí lẽ để thuyết phục người nghe).

   + Cách viết kết bài: Nêu lại đề tài và gây ấn tượng một lần nữa đối với người nghe, người đọc nhằm mục đích nhấn mạnh.

Câu 7 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

- Cấu tạo của lập luận:

   + Luận điểm: vấn đề đưa ra nghị luận

   + Luận cứ: cơ sở lí luận và thực tiễn

   + Luận chứng: ví dụ thực tế chứng minh cho luận cứ và luận điểm

- Các thao tác nghị luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh.

- Cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận:

   + Nhận thức đúng đề tài nghị luận

   + Tìm ý cho bài văn: Tìm luận điểm, tìm luận cứ để lập luận cho luận điểm, tìm luận chứng để chứng minh cho luận điểm.

- Lập dàn ý: lựa chọn, sắp xếp những yếu tố vừa tìm được sao cho phù hợp.

Câu 8 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

- Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự:

   + Yêu cầu: kể, viết lại một cách ngắn gọn những chuyện cơ bản xảy ra với nhân vật chính, phải trung thành với bản gốc.

   + Cách thức: Đọc kĩ văn bản, nắm được kết cấu, nhân vật, mâu thuẫn,… sau đó kể lại các chi tiết chính dựa theo kết cấu, bố cục.

- Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh:

   + Yêu cầu: Tóm tắt rõ ràng, chính xác, sát với nội dung bản gốc.

   + Cách thức: xác định mục đích yêu cầu tóm tắt, nắm vững đối tượng thuyết minh, tìm bố cục sau đó tóm lược các ý thành bài tóm tắt.

Câu 9 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

*Kế hoạch cá nhân:

- Đặc điểm:

   + Nội dung: là dự kiến công việc sắp tới của cá nhân.

   + Hình thức: trình bày khoa học, cụ thể về thời gian, mục tiêu cần đạt,…

- Cách viết: bao gồm;

   + Tiêu đề

   + Phần đầu: họ tên, địa chỉ (nếu cần)

   + Phần sau: nội dung công việc, thời gian, địa điểm và dự kiến kết quả.

⇒ ngắn gọn, giản lược (nên kẻ bảng).

*Quảng cáo:

- Đặc điểm:

   + Nội dung: thông tin về sản phẩm hoặc loại dịch vụ

   + Hình thứ: súc tích, hấp dẫn và kích thích tâm lí khách hàng.

- Cách viết:

   + Chọn nội dung quảng cáo: nội dung độc đáo, hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tính ưu việt

   + Chọn hình thức quảng cáo: quy nạp hoặc so sánh.

Câu 10 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2):

- Trước hết cần tìm hiểu đối tượng (người nghe): trình độ học vấn, yêu cầu, tâm lí, sở thích,… để lựa chọn nội dung và lập dàn ý.

- Các bước trình bày:

   + Chào hỏi, giới thiệu

   + Trình bày các nội dung đã dự định

   + Kết thúc và cám ơn

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2): Lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh

Gợi ý: Học sinh xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các đoạn văn trong bài văn tự sự và thuyết minh.

Câu 2 (trang 150 sgk Văn 10 Tập 2): Bài viết trình bày theo hệ thống ý sau:

a. Văn học dân gian là gì?

- Là văn học truyền miệng, do nhân dân lao động sáng tác và lưu truyền, phục vụ các sinh hoạt khác nhau của cộng đồng.

b. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian?

- Tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành.

c. Các thể loại của văn học dân gian?

- 12 thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết,…

d. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian:

- Kho tri thức bách khoa của nhân dân các dân tộc.

- Giáo dục đạo lí làm người.

- Giá trị nghệ thuật: văn học dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc.

* Truyện Kiều (Phần một: Tác giả):

a. Thân thế, sự nghiệp: Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to. Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thìa bao nỗi ấn lạnh kiếp người, Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại. Ông từng làm quan cho nhà Nguyễn (1802) tới chức Học sĩ điện cần Chánh, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc... Nhưng có những mâu thuẫn phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch.

b. Các sáng tác chính: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục (Chữ Hán), Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh (Chữ Nôm)...

c. Giá trị tư tưởng, nghệ thuật trong các sáng tác.

- Giá trị tư tưởng:

   + Giá trị hiện thực (Phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc; tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền...).

   + Giá trị nhân đạo (Niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người; cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn; ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lí,..,).

- Giá trị nghệ thuật: thơ chữ Hán giản dị mà tinh luyện, tài hoa; thơ Nôm đạt tới đỉnh cao rực rỡ; đóng góp lớn cho sự phát triển tiếng Việt.

d. Đánh giá chung về thiên tài Nguyễn Du: một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Thời đại, hoàn cảnh gia đình và năng khiếu bẩm sinh đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du. Tư tưởng bao trùm là chủ nghĩa nhân đạo.Thơ ông kết tinh những thành tựu văn hoá dân tộc. Truyện Kiều là một kiệt tác...

* Văn bản văn học:

a. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học

- Văn bản văn học đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

- Văn bản văn học xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.

- Mỗi văn bản văn học thuộc về một thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.

b. Cấu trúc của văn bản văn học:

- Tầng ngôn từ: là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi vào chiều sâu của văn bản.

- Tầng hình tượng : được sáng tạo trong văn bản nhờ những chỉ tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng tùy quy mô văn bản và thể loại mà có sự khác nhau.

- Tầng hàm ý: là những điều nhà văn muốn tấm sự, những thể nghiệm về cuộc sống, những quan niệm về đạo đức xã hội, những hoài bão,…

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh có thể khái quát được:

- Đặc điểm các kiểu văn bản tự sự, thuyết minh, nghệ thuật và các yêu cầu kết hợp chúng trong thực tế văn bản.

- Các yếu tố trong văn bản tự sự.

- Cách lập dàn ý và viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Các phương pháp thuyết minh trong bài văn thuyết minh.

- Phương pháp viết văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn.

- Cách lập dàn ý bài văn nghị luận và viết đoạn văn thuyết minh.

- Cấu tạo một bài lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận.

- Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết minh.

- Đặc điểm cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo.

- Cách thức trình bày một vấn đề.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 10 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.