Soạn bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) ngắn nhất


Soạn bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

Bố cục:

- Phần 1 (phần mở đầu) từ đầu đến "Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!": cảm xúc trữ tình của "khách" khi thưởng ngoạn khung cảnh trên sông Bạch Đằng.

- Phần 2 (phần giải thích) tiếp theo đến "Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi": chiến tích trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão.

- Phần 3 (phần bình luận) tiếp theo đến "Nhớ người xưa chừ lệ chan": Lời bình luận về chiến thắng trên sông Bạch Đằng của các bô lão.

- Phần 4 (phần kết) đoạn còn lại: Lời khẳng định, ngợi ca của "khách" vai trò, đức độ của con người Đại Việt đối với lịch sử dân tộc.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 7 sgk Văn 10 Tập 2):

   + Bố cục 4 phần:

- Phần 1 (phần mở đầu) từ đầu đến "Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!": cảm xúc trữ tình của "khách" khi thưởng ngoạn khung cảnh trên sông Bạch Đằng.

- Phần 2 (phần giải thích) tiếp theo đến "Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi": chiến tích trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão.

- Phần 3 (phần bình luận) tiếp theo đến "Nhớ người xưa chừ lệ chan": Lời bình luận về chiến thắng trên sông Bạch Đằng của các bô lão.

- Phần 4 (phần kết) đoạn còn lại: Lời khẳng định, ngợi ca của "khách" vai trò, đức độ của con người Đại Việt đối với lịch sử dân tộc.

   + Vị trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử: những trận đánh trên sông Bạch Đằng (Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán năm 938; Trần Quốc Tuân dẹp tan quân Nguyên – Mông năm 1288) có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng, bảo vệ bời cõi giang sơn Đại Việt, khẳng định chủ quyền, ý thức tự chủ tự cường của con người nước Nam.

   + Đề tài sông Bạch Đằng trong văn học: là đề tài lớn, là nguồn cảm hứng cho nhiều áng văn chương (Bạch Đằng giang – Trần Minh Tông; Bạch Đằng giang – Nguyễn Sưởng; Bạch Đằng hải khẩu – Nguyễn Trãi;…), gắn liền với cảm hứng yêu nước của các bậc sĩ phu có chí lớn.

Câu 2 (trang 7 sgk Văn 10 Tập 2):

   + Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của "khách": hoài niệm về quá khứ vẻ vang, về những bậc minh quân trong lịch sử dựng nước và giữ nước để từ đó giãi bày lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp con người nước Nam.

   + Tráng chí, tâm hồn của "khách":

- "Khách" là bậc tao nhân có tâm hồn phóng khoáng, ung dung, tự tại, thích ngao du thiên hạ, hòa mình vào với giang sơn, đất trời.

- "Khách" còn là bậc trượng phu có chí lớn, muốn thỏa sức vùng vẫy bốn bể thể hiện qua việc nhắc đến những địa danh lịch sử Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ,…).

- "Khách" là một sĩ phu yêu nước, ý thức sâu sắc về chủ quyền, có tinh thần tự hào dân tộc, điều này bộc lộ qua việc "khách" kể tên những địa danh lịch sử của dân tộc (Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng,…).

Câu 3 (trang 7 sgk Văn 10 Tập 2):

   + Trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng, "khách" vừa bày tỏ niềm tự hào, phấn khởi nhưng đồng thời cũng cảm thấy buồn thương, nuối tiếc vì những giá trị đang lùi vào quá khứ.

   + Lí giải:

- Phấn khởi, tự hào vì thiên nhiên đất nước tươi đẹp, hùng vĩ, là chứng nhân ghi dấu những chiến tích lịch sử oanh liệt vẻ vang (Bát ngát sóng kình muôn dặm/ Thướt tha đuôi trĩ một màu).

- Nuối tiếc, buồn thương vì thời gian đã dần làm phai mờ dấu vết của những vẻ vang xưa kia, chỉ còn lại khung cảnh thảm sầu (Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu/ Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô/ Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu).

Câu 4 (trang 7 sgk Văn 10 Tập 2):

   + Vai trò của hình tượng các bô lão: Là một đối thể để trò chuyện với "khách" nhằm tạo ra không gian đối đáp đặc trưng của thể phú, các bô lão còn là chứng nhân lịch sử, là đại diện cho hình ảnh của nhân dân. Việc để cho các bô lão kể lại khiến câu chuyện trở nên tự nhiên, chân thật.

   + Chiến tích trên sông Bạch Đằng được các bô lão kể lại với giọng điệu hào hùng, ngợi ca, lời lẽ trang trọng, hùng hồn. Những chiến tích ấy hiện lên rất chân thưc bằng: những câu văn dài ngắn khác nhau có nhấn nhá, trầm bổng; phép liệt kê những hình ảnh về cuộc chiến đấu (thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới, hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói); phép thậm xưng, nói quá đặc trưng cho thể phú (ánh nhật nguyệt chừ phải mờ, bầu trời đất chừ sắp đổi). Trận chiến từ thời "Ngô chúa" đến buổi "Trùng Hưng nhị thánh" hiện ra đầy ác liệt, quân ta khí thế ngút trời, "hùng hổ", dẹp tan ý đồ cướp nước ta của giặc ngoại xâm.

   + Yếu tố giữ vai trò quyết định làm nên chiến thắng Bạch Đằng là yếu tố con người.

Câu 5 (trang 7 sgk Văn 10 Tập 2):

Lời ca của các vị bô lão và lời ca của "khách" nối tiếp nhau, hô ứng với nhau tạo thành khúc vĩ thanh hào hùng, thể hiện cách đánh giá về nguyên nhân chiến thắng của những trận đánh huyền thoại của dân tộc cũng như cách nhìn nhận về vẻ đẹp, vai trò của con người trong dòng chảy lịch sử.

   + Lời ca của các bô lão: khẳng định chân lý, quy luật chảy trôi không ngừng của dòng chảy cuộc đời (như sông dồn về biển lớn), những kẻ bất nghĩa thì tiêu vong, ngược lại những bậc anh hùng sẽ lưu danh thiên cổ, được muôn đời nhớ đến.

   + Lời ca nối tiếp của "khách": Khẳng định chiến thắng huyền thoại của dân tộc được tạo nên bởi "đức cao" của con người, cụ thể ở đây là hai vị thánh quân anh minh. Đây là cái nhìn đầy nhân văn của "khách", thể hiện niềm tin đối với con người, con người trí đức vẹn toàn có thể làm nên đại nghiệp, đóng góp cho giang sơn.

Câu 6 (trang 7 sgk Văn 10 Tập 2): Phát biểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú.

   + Giá trị nội dung: Bài phú thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào sâu sắc về truyền thống lịch sử vẻ vang, về cảnh sắc thiên nhiên của đất nước, đồng thời khẳng định cái nhìn nhân văn về vẻ đẹp, vai trò của con người đối với lịch sử dân tộc.

   + Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm là tiêu biểu cho nghệ thuật đặc sắc của thể loại phú

- Bố cục chặt chẽ (4 phần).

- Ngôn từ trang trọng (sử dụng từ Hán Việt, gợi nhắc đến những không gian rộng lớn, những sự kiện lịch sử,..)

- Hình ảnh giàu sức miêu tả, biểu cảm (sử dụng phép nói quá, lối nói ẩn dụ, so sánh ví von,…)

- Nhịp thơ nhịp nhàng, linh hoạt (những câu thơ dài ngắn khác nhau, những câu thơ biền ngẫu gồm 2 vế sóng đôi,…)

Luyện tập

Câu 2 (trang 7 sgk Văn 10 Tập 2):

Lời ca của "khách" Bài thơ Bạch Đằng giang
- Sử dụng thể thơ lục bát. - Sử dụng thể thơ thất ngôn (7 chữ).
- Khẳng định chiến thắng vẻ vang của dân tộc, thể hiện niềm tự hào, ngợi ca. - Khẳng định chiến thắng vẻ vang của dân tộc, thể hiện niềm tự hào, ngợi ca.
- Lý giải nguyên nhân của chiến thắng là bởi tài trí, đức độ, bởi phẩm chất của con người (Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao). - Nguyên nhân chiến thắng được lý giải bởi sự hợp sức của cả địa thế sông núi và khả năng con người (Nửa do sông núi, nửa do người).

⇒ Sự khác nhau ở cách lý giải nguyên nhân cuộc chiến thắng thể hiện những cách đánh giá nhìn nhận khác nhau của hai tác giả về lịch sử của dân tộc.

Nhận xét - Ý nghĩa

1. Về nội dung: Học sinh cảm nhận được lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng của khách, đồng thời thấy được truyền thống anh hùng, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc cùng tư tưởng nhân văn, đề cao vị trí vai trò của con người của tác giả.

2. Về nghệ thuật: Phân tích được đặc sắc nghệ thuật của thể phú thông qua tác phẩm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 10 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.