X

Soạn văn lớp 12

Soạn bài Ôn tập phần Văn học – Kì 1 ngắn nhất


Soạn bài Ôn tập phần Văn học – Kì 1

Câu 1 (trang 214 sgk Văn 12 Tập 1):

   ♦ Văn học Việt Nam từ 1945 - 1975 phát triển qua 3 chặng:

   + Từ năm 1945 - 1954

   + 1955 - 1964

   + 1965 - 1975

   ♦ Những thành tựu chủ yếu:

   + Chặng 1:

   •Truyện ngắn và kí: có những tác phẩm tiêu biểu: kí sự Một lần tới Thủ đô, Trận phố ràng của Trần Đăng; truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, Làng của Kim Lân…

   •Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc với các tác giả như Hồ Chí Minh, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Tố Hữu..

   •Kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, ..

   •Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học: chặng này chưa phát triển nhưng đã có một vài tác phẩm có ý nghĩa quan trọng.

   + Chặng 2:

   •Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát được nhiều vấn đề của hiện thực đời sống với các tác giả như Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Tưởng..

   •Thơ: phát triển mạnh mẽ: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận..

   •Kịch: cũng có 1 số tác phẩm được dư luận chú ý.

   + Chặng 3:

   •Văn xuôi: phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động: Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Minh Châu,…

   •Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc: Tập thơ của Tố Hữu, và thế hệ các nhà thơ trẻ như Nguyễn Khoa Điềm, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Hữu Thỉnh…

   •Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận

   •Nghiên cứu, phê bình văn học: có những tác giả nổi tiếng như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh..

   ♦ Những thành tựu của nền văn học 1975 - hết thế kỉ XX:

- Thơ: với các tác giả như Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo..

- Văn xuôi: nhiều khởi sắc hơn thơ: vớ các tác giả như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu…với các tác phẩm được xem như hành trình nhận thức lại văn học

- Kịch: phát triển mạnh mẽ như các tác phẩm của Lưu Quang Vũ..

- Lí luận, phê bình văn học cũng có sự đổi mới.

Câu 2 (trang 215 sgk Văn 12 Tập 1): Những đặc điểm cơ bản của văn học từ 1945 - 1975 là:

   ♦ Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước

   ♦ Nền văn học hướng về đại chúng

   ♦ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Câu 3 (trang 215 sgk Văn 12 Tập 1): Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh:

- Bác coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự sự nghiệp cách mạng.

- Bác luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc trong văn học.

- Khi cầm bút, Bác luôn xuất phát từ mục đích (Viết để làm gì?), đối tượng (Viết cho ai?) để quyết định nội dung (Viết cái gì?) và hình thức (Viết như thế nào?)

Câu 4 (trang 215 sgk Văn 12 Tập 1):

- Bản Tuyên ngôn là một áng văn chính luận mẫu mực vừa là một áng văn chan chứa những tình cảm lớn:

   + Áng văn chính luận mẫu mực ở đây chính là những lập luận sắc bén của Bác, cả về phía cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn để đưa ra lời Tuyên ngôn.

   + Áng văn chan chứa những tình cảm lớn ở đây chính là tấm lòng của một vị chủ tịch gửi gắm trong từng câu chữ với khao khát đem lại độc lập, tự do cho dân tộc mình.

Câu 5 (trang 215 sgk Văn 12 Tập 1):

   ♦ Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình chính trị bởi:

- Tính trữ tình:

   + Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

   + Tình cảm lớn đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính tâm tình rất tự tự nhiên, đằm thắm, sâu lắng.

- Tính chính trị:

   + Đối tượng trong thơ ông là những sự kiện chính trị lớn của đất nước, có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân.

   + Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng lịch sử - dân tộc.

   + Vấn đề nổi bật trong thơ ông là vấn đề vận mệnh cộng đồng chứ không phải là vấn đề số phận cá nhân.

   ♦ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu:

- Khuynh hướng sử thi:

   + Đề tài: Những vấn đề trọng đại, những sự kiện chính trị lớn của đất nước.

   + Nhân vật: Những con người anh hùng, mang trong mình lí tưởng cộng sản.

   + Giọng điệu: trang trọng, hào sảng.

- Cảm hứng lãng mạn:

   + Niềm tin vào tương lai, vào sự chiến thắng của cách mạng.

   + Lí tưởng sống cao đẹp của con người.

Câu 6 (trang 215 sgk Văn 12 Tập 1): Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu:

- Về thể thơ: sử dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc.

- Về ngôn ngữ, sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt, nhà thơ phát huy cao độ tính nhạc trong thơ qua các từ láy, thanh điệu, vần thơ.

Câu 7 (trang 215 sgk Văn 12 Tập 1):

   ♦ Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

- Luận điểm chính của bài viết:

   + Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu:

   •Cuộc sống: Ông xuất thân là một nhà nho nhưng sinh trưởng trong thời buổi đất nước lâm nguy, từ một nhà nhon ông trở thành một chiến sĩ yêu nước. Bị mù nhưng vẫn hoạt động yêu nước qua thơ văn.

   •Quan niệm sáng tác: Viết văn là một thiên chức, thơ văn là để chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng.

   + Nội dung thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu:

   •Thơ văn yêu nước của ông làm sống lại phong trào kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân Nam Bộ.

   •Nội dung: Ca ngợi những người anh hùng tận trung với nước; than khóc những liệt sĩ đã trọn nghĩa dân.

   + Tác phẩm "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu:

   •Đây là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người chính nghĩa.

   •Những nhân vật trong truyện dã cho ta thấy cả một xã hội: có người tốt kẻ xấu, người ngay kẻ gian, nhưng họ đã đấu tranh không khoan nhượng chống gian dối, bất công và họ đã thắng.

   •Vì là truyện thơ Nôm nên tác phẩm với lối văn "nôm na", dễ hiểu, dễ nhớ.

   ♦ Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi:

- Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người:

   + Trước hết đó là sự rung động không theo lề thói bình thường.

   + Sự va chạm với thế giới bên ngoài, với thiên nhiên, với người khác, rồi tự soi sáng mà cảm xúc thành hình.

   + Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi được đụng chạm với cuộc sống.

- Hình ảnh trong thơ:

   + Phải là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống nào đó.

   + Hình ảnh trong thơ bao giờ cũng mới mẻ, tươi nguyên.

- Tư tưởng trong thơ:

   + Đó phải là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống.

   + Tư tưởng trong thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự.

- Cảm xúc trong thơ: là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn của thơ.

   ♦ Đô-xtôi-ép-xki của Xvai-gơ

- Chân dung Đô-xtôi-ép-xki:

   + Người khách chuyên cần của hiệu cầm đồ

   + Cầm cố đến cả cái quần đùi cuối cùng để đánh một cái điện về Xanh Pê-téc-bua

   + Làm việc trong khi vợ ông rên rỉ trong những cơn đau đẻ

   + Ông phải chịu những cơn động kinh

   + Chủ nhà không được trả tiền đe dọa gọi cảnh sát

   + Bà đỡ đòi tiền nợ

- Xvai - gơ đã cho ta thấy vai trò của nhà văn Đô-xtôi-ép-ki không chỉ là một nhà văn lỗi lạc đương thời mà còn là một nhà tiên tri thấu thị.

Câu 8 (trang 215 sgk Văn 12 Tập 1):

   ♦ Điểm giống nhau:

- Họ đều là những người lính trong thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp, cả hai bài thơ đều sáng tác năm 1948.

- Cả bài thơ đều ca ngợi vẻ đẹp của những người lính thời chống Pháp.

   ♦ Điểm khác nhau:

- Hoàn cảnh xuất thân:

   + Bài thơ "Đồng chí", họ xuất thân là những người nông dân chân chất, từ những miền quê nghèo:

            Quê hương anh nước mặn đồng chua

            Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

   + Bài thơ "Tây Tiến", họ xuất thân là học sinh, sinh viên đi vào chiến trường mang trong mình nhiều khát vọng và cả những mộng mơ, tình yêu của tuổi trẻ.

- Đặc điểm:

   * Bài thơ Tây Tiến: Chiến binh Tây Tiến mang vẻ đẹp khác thường. Hình tượng các anh nổi lên vừa hào hùng, dữ dội lại vừa hào hoa, mơ mộng.

   + Hào hùng, dữ dội trong dáng vẻ ngoại hình: Cả đoàn binh "không mọc tóc", "dữ oai hùm" lại còn "mắt trừng " nữa. Các anh trở nên khác lạ sau những cơn sốt rét rừng ác liệt, sau những cuộc hành quân "vượt cồn mây", "súng ngửi trời". Đầu không còn tóc, người xanh xao nhưng người lính vẫn rất oai phong, vẫn như mang cả hồn thiêng của rừng thẳm.

   + Hào hùng trong ý chí: "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Các anh hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước không ngại ngần, tiếc nuối. CáI chết rình rập và "rải rác biên cương mồ viễn xứ" cũng không cản bước ra chiến trường giữ vững vùng đất biên giới Việt Lào.

   + Hào hùng ngay trong cái chết:

            Áo bào thay chiếu anh về đất

            Sông Mã gầm lên khúc độc hành..

Người chiến sĩ về với đất trong hoàn cảnh có thể nói là rất buồn. Theo tác giả cho biết thì đồng đội ông ngã xuống, ngay manh chiếu bó thân cũng không có, nhưng sự ra đi vĩnh viễn đó thật anh hùng. Con sông Mã thay lời núi sông cất lên lời ai điếu hùng tráng tiễn đưa người chiến sĩ.

   + Hào hoa, mơ mộng ở tâm hồn, lãng mạn:

            Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

            Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

            Tâm hồn phải hết sức hào hoa mới "gửi mộng qua biên giới" và mơ về dáng kiều thơm.Người chiến sĩ đẹp trong giấc mơ đep,mơ dáng kiều diễm,thanh lịch,quyến rũ của người phụ nữ thủ đô.Đối đầu với nhọc nhằn, chết chóc, anh vẫn không quên một dáng hình thanh thú, toả hương. Chính dáng hình này tiếp sức cho anh bộ đội đi tới.

   * Bài thơ Đồng chí: Ngừời chiến sĩ dưới ngòi bút Chính Hữu mang vẻ đẹp bình dị. Các anh hiện ra với dáng vẻ:

   + Chất phác: Nhớ về quê hương,các anh nhớ về gian nhà trống ,nhớ về giếng nước gốc đa rất đỗi quen thuộc. Còn người lính Tây Tiến nhớ quê hương là nhớ "dáng kiều thơm" có phần mĩ lệ, kiêu sa hơn.

   + Lam lũ: Trang phục của chiến sĩ trong Đồng chí có phần thiếu thốn.Hình ảnh thực của người nông dân mặc áo lính:

            Áo anh rách vai

            Quần tôi có vài mảnh vá

            Miệng cười buốt giá

            Chân không giày.

- Bút pháp:

   + Bút pháp của Chính Hữu trong Đồng chí là búp pháp tả thực.Ông chú trọng vẻ đẹp của tình đồng chí – những người chung quân ngũ,chung lý tưởng chiến đấu.

   + Còn Quang Dũng sử dụng chủ yếu là bút pháp lãng mạn, người lính hiện lên với vẻ đẹp vừa hào hùng vừa hào hoa.

Nhìn chung lại, tuy hai hình tượng người lính này mang những vẻ đẹp khác nhau ( nông dân và trí thức, địa bàn hoạt động và quan hệ với nhân vật trữ tình….) nhưng làm hoàn chỉnh bức chân dung anh bộ đội Cụ Hồ trong buổi đầu tiến hành cuộc cách mạng kháng chiến chín năm chống Pháp.

Câu 9 (trang 215 sgk Văn 12 Tập 1):

- Hình tượng Đất nước trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm:

   + Đất nước được cảm nhận trên nhiều phương diện khác nhau: địa lí, lịch sử, văn hóa.

   + Tư tưởng Đất nước của nhân dân:

   •Nhân dân làm nên địa lí:

   * Ở nơi nào trên đất nước cũng lưu dấu những vẻ đẹp huyền thoại của nhân dân: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái,..

   * Những ngọn núi, dòng sông chỉ trở thành thắng cảnh khi gắn liền với con người.

   •Nhân dân làm nên lịch sử: Bốn nghìn lớp người:

   * Nhấn mạnh vai trò của bốn nghìn lớp người vô danh và bình dị đã đóng góp xương máu cho Đất nước.

   •Nhân dân lưu giữ văn hóa:

   * Văn hóa vật chất: hạt lúa, lửa

   * Văn hóa tinh thần: tên xã, tên làng, giọng điệu,..

   ♦ Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ chính là về đất nước, một đất nước gần gũi, gắn bó với cuộc sống của con người được nhìn nhận trong suốt chiều dài lịch sử, văn hóa dân tộc.

- Hình tượng đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi:

   + Mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ.

   + Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh hùng tình nghĩa:

   •Những hình ảnh đau thương: cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều…

   •Thế nhưng từ trong đau thương, đất nước ta quật khởi đứng lên bằng lòng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần lạc quan cách mạng..

   ♦ Tạo nên vẻ đẹp hào hùng tráng lệ về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ đã khái quát sức vươn dậy thần kì của đất nước ta.

Câu 10 (trang 215 sgk Văn 12 Tập 1): Hình tượng Sóng trong bài thơ:

- Mượn hình tượng Sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả những biến hóa kì diệu của tâm hồn trong tình yêu:

   + Tình yêu luôn làm cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn.

   + Thể hiện qua những đối cực trong cảm xúc:

   •Dữ dội >< Dịu êm

   •Ồn ào >< lặng lẽ

- Sóng bao giờ cũng khát khao tìm ra bể rộng cũng như tình yêu luôn vươn tới tình yêu đích thực: "Sóng tìm ra tận bể"

- Mượn quy luật của sóng, Xuân Quỳnh lí giải quy luật của tình yêu nhưng quy luật của tự nhiên thì lí giải được còn quy luật của lòng người thì thật khó: "Sóng bắt đầu…Khi nào ta yêu nhau".

- Cũng mượn hình tượng sóng, nhà thơ đã diễn tả nỗi nhớ da diết và sự thủy chung trong tình yêu : "Con sóng dưới lòng sâu..Cả trong mơ còn thức".

- Và kết lại, đó là khát vọng muôn đời được dâng hiến, hy sinh, hóa thân vào tình yêu muôn đời của người phụ nữ cũng như sóng được tan vào biển cả bao la.

Tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ vừa mang vẻ đẹp hiện đại vừa mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt:

- Vẻ đẹp hiện đại:

   + Tâm hồn với những cảm xúc phức tạp.

   + Khát vọng về tình yêu đích thực

   + Khát khao tự nhận thức về cội nguồn của tình yêu

   + Chủ động bày tỏ nỗi nhớ.

- Vẻ đẹp truyền thống:

   + Sự thủy chung trong tình yêu

   + Niềm tin vào tình yêu

   + Khát vọng về tình yêu bất tử

Câu 11 (trang 215 sgk Văn 12 Tập 1):

   ♦ Bài thơ Dọn về làng:

- Nội dung:

   + Miêu tả chân thực nỗi khổ của nhân dân.

   + Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

   + Niềm vui khi quê hương được giải phóng.

- Nghệ thuật:

   + Màu sắc dân tộc được thể hiện rõ qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh.

   ♦ Bài thơ Tiếng hát con tàu:

- Nội dung:

   + Niềm vui khi được về với nhân dân với những kỉ niệm, đầy tình nghĩa thắm thiết

   + Khúc ca lên đường sôi nổi.

- Nghệ thuật: Hình ảnh phong phú, biến hoá, sáng tạo, chủ yếu là những hình ảnh biểu tượng và ẩn dụ đã làm nên thành công cho bài thơ.

   ♦ Bài thơ Đò Lèn:

- Nội dung:

   + Kí ức về người bà vất vả, chịu thương chịu khó.

   + Niềm hối hận muộn màng của người cháu về bà.

- Nghệ thuật: Hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ dễ hiểu.

   ♦ Bài thơ Bác ơi!

- Nội dung:

   + Nỗi đau xót trước sự ra đi của Bác

   + Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim người dân Việt

   + Tấm lòng của người dân Việt với Bác.

- Nghệ thuật: Hình ảnh thơ đong đầy tình cảm của nhà thơ, ngôn ngữ xúc động.

Câu 12 (trang 215 sgk Văn 12 Tập 1):

a. Điểm giống nhau:

- Nhìn cảnh vật nghiêng về phương diện văn hóa, nghệ thuật ; nhìn con người nghiêng về phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Hình tượng ông lái đò và hình tượng nhân vật Huấn Cao đều được Nguyễn Tuân xây dựng như những nhân vật tài hoa nghệ sĩ.

   + Huấn Cao là một nghệ sĩ có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp.

   + Ông lái đò tuy là người lao động bình thường nhưng có thể coi là một nghệ sĩ trong nghệ thuật leo ghềnh vượt thác.

- Ngoài tri thức chuyên môn của văn chương, còn vận dụng con mắt quan sát của hội họa, điêu khắc để diễn tả cảnh và người.

   + Cảnh cho chữ trong "Chữ người tử tù’’ đầy chất điện ảnh.

   + HÌnh tượng dòng sông Đà được tả bằng nhiều góc nhìn nghệ thuật.

- Đặc biệt hứng thú trước những cá tính mãnh liệt, những cảnh tượng đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ.

b. Điểm khác nhau:

- Về mặt thể loại, một đằng là truyện ngắn xây dựng thế giới nghệ thuật bằng hư cấu ("Chữ người tử tù’’), một đằng là thể tùy bút, ghi chép người thực việc thực, tư liệu phong phú dựa trên sự khảo sát, nghiên cứu hiện thực (Người lái đò sông Đà), đồng thời trực tiếp bộc lộ cái tôi của nhà văn.

- Về cảm hứng thẩm mĩ : Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Thuân quan niệm : tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở những con người kiệt xuất thuộc quá khứ "vang bóng một thời’’. Sau cách mạng tháng Tám, ông quan niệm : tài hoa nghệ sĩ có cả ở nhân dân đại chúng, thể hiện trong lao động và chiến đấu.

- Về giá trị tư tưởng : Chữ người tử tù ca ngợi cái đẹp của tài hoa, khí phách và thiên lương, qua đó phủ nhận thực tại phàm tục của xã hội thực dân phong kiến trước Cách mạng. Người lái đò sông Đà ca ngợi con sông Đà và người lái đò sông Đà, bày tỏ niềm yêu mến thiết tha thiên nhiên đất nước, niềm tin yêu cuộc sống mới, con người mới.

Câu 13 (trang 215 sgk Văn 12 Tập 1):

- Cảm hứng thẩm mĩ của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông:

   + Ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên phong phú đa dạng, huyền ảo như đời sống tâm hồn con người.

   + Cảnh vật sông Hương - con sống gắn bó với lịch sử, văn hoá của Huế và cũng là của dân tộc - qua đó thể hiện sự yêu mến, say mê vẻ đẹp đối với dòng sông, đất nước.

- Văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

   + Soi bóng tâm hồn với tình yêu quê hương đất nước vào đối tượng miêu tả khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.

   + Sức liên tưởng kì diệu, sự phong phú về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân.

   + Ngôn ngữ uyển chuyển, giàu hình ảnh, phong phú, giàu chất thơ, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ...

   + Có sự kết hợp hài hoà của cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 12 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.