X

Soạn văn lớp 12

Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 2: Tác phẩm ngắn nhất


Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 2: Tác phẩm

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 114 sgk Văn 12 Tập 1):

- Hoàn cảnh sáng tác: Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. Hoàn bình được lặp lại, miền Bắc nước ta được giải phóng, một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10- 1954, Trung ương Đảng và Chính phủ ta rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện đó, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.

- Sắc thái tâm trạng của nhân vật: lưu luyến, bịn rịn không muốn rời đi.

- Cả bài thơ được kết cấu theo lối đối đáp của ca dao giao duyên giữa lời người ở lại- lời người ra đi, giữa mình- ta.

Câu 2 (trang 114 sgk Văn 12 Tập 1): Việt Bắc - bản tình ca:

a. Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc:

- Thời điểm trong ngày:

    + Sáng: Nhớ từng bản khói cùng sương

    + Chiều: Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

    + Tối: Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

      • Thiên nhiên trong ngày mang đậm không khí về chiến khu Việt Bắc với những bản làng bồng bềnh trong sương sớm, ánh chiều hắt lên những nương rẫy và ấm áp với bếp lửa khi đêm về.

- Thiên nhiên 4 mùa:

    + Đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

      • Hoa chuối đỏ tươi làm ấm nóng bức tranh mùa đông lạnh giá, nó giống như ngọn đuốc xua tan đi cái giá lạnh rừng núi.

    + Xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng

      • Màu trắng của hoa mơ trong trẻo, tinh khôi, 2 chữ trắng rừng làm bừng sáng cả câu thơ, gợi ra không gian bạt ngàn hoa của núi rừng Tây Bắc trong mùa xuân.

    + Hạ: Ve kêu rừng phách đổ vàng

      • Bức tranh mùa hè không chỉ có màu sắc mà còn có cả âm thanh. Khi tiếng ve ngân lên thì cả rừng phách nhất loạt trổ hoa màu vàng tươi mới. Từ đổ vừa gợi ra sự chuyển động vừa gợi ra cảm giác về sự thay đổi nhanh chóng.

    + Thu: Rừng thu trăng rọi hòa bình

      • Bức tranh mùa thu lại gợi cảm giác thanh bình và thơ mộng, rất phù hợp vớinhữn cuộc hát giao duyên.

Xưa nay khi nói tới núi rừng Tây Bắc thường tạo cho ta cảm giác bí ẩn, dữ dội, xa lạ nhưng khi Việt Bắc trở thành chiến khu cách mạng thì thiên nhiên núi rừng ấy trở nên ấm áp, gần gũi với con người biết bao. Đó là một bộ tranh tứ bình về thiên nhiên Việt Bắc đậm đà hồn dân tộc.

b. Vẻ đẹp của con người Việt Bắc:

- Trong sinh hoạt:

    + Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng

      • Chia ngọt sẻ bùi cùng người cách mạng

    + Gian nan ta vẫn ca vang núi đèo

      • Lạc quan yêu đời gắn bó với kháng chiến

    + Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

      • Thủy chung, đằm thắm, nghĩa tình

- Trong lao động:

    + Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

      • Tần tảo, lam lũ, chịu thương chịu khó

    + Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

      • Tư thế làm chủ, chiếm lĩnh núi rừng

    + Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

      • Khéo léo, mềm mại trong công việc

Câu 3 (trang 114 sgk Văn 12 Tập 1): Việt Bắc- bản hùng ca:

a. Việt Bắc hào hùng trong chiến đấu:

- Họ vượt qua những khó khăn ban đầu:

    + Thiên nhiên: Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù

    + Những thiếu thốn: bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

    + Kẻ thù tàn bạo: giặc đến giặc lùng

      • Thế nhưng những gian khó đó càng làm cho họ quyết tâm Đất trời ta cả chiến khu một lòng

- Khi hành quân ra trận: Quân đi điệp điệp trùng trùng…:

    + Bước chân mạnh mẽ

    + Ý chí chung sức đồng lòng của nhiều tầng lớp: từ công nhân, nông dân,.. đó là cuộc chiến toàn dân toàn diện

- Những thắng lợi: Tin vui chiến thắng trăm miền…

      • Bản hùng ca chiến thắng với nhịp điệu vui vẻ, sôi nổi.

b. Việt Bắc với cảm hứng ngày mai: Nghìn đêm thăm thẳm..ngày mai lên:

- Sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, hướng về tương lại huy hoàng

Câu 4 (trang 114 sgk Văn 12 Tập 1): Hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc được thể hiện qua: Nếu xét về hình thức nghệ thuật thì tính dân tộc trong nghệ thuật của thơ Tố Hữu được thể hiện ở những nét chính sau đây: ngôn ngữ, nhạc điệu, hình ảnh, thể thơ đậm đà tính dân tộc.Lối cấu tứ, kết cấu giàu sắc thái ca dao,thể thơ dân tộc được vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo.

a. Ngôn ngữ:

Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. Tính dân tộc trong ngôn ngữ được thể hiện một cách đặc sắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Đó là ông đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo cặp đại từ nhân xưng "mình, ta" của ca dao xưa. Ở bài thơ Việt Bắc các cặp đại từ "mình, ta" được sử dụng một cách hết sức sinh động và linh hoạt mang nhiều sắc thái ngữ nghĩa.

b.Thể thơ:

Việt Bắc được viết theo thể thơ lục bát với lối kết cấu như lời đối đáp của một đôi trai gái lúc xa nhau. Lục bát là thể thơ dân tộc, nó ăn sâu bắt rễ trong nhân dân mang cốt cách thuần túy Việt Nam. Đơn vị cơ bản của nó là một khổ thơ (gồm hai câu, một câu lục và một câu bát)chiếm hai dòng thơ với số tiếng (chữ) cố định mười bốn chữ có thể có từ hai đến hàng nghìn câu thơ. Tố Hữu đã vận dụng điêu luyện sáng tạo thể thơ lục bát, mang âm điệu dịu dàng duyên dáng của ca dao dân ca. Tiếng hát tiếng ngâm lời ru đã cất cánh cho thơ Tố Hữu bay đến mọi miền của đất nước. Tố Hữu là nhà thơ cách mạng phát triển thơ trữ tình điệu nói trong lĩnh vực thơ chính trị công dân đưa tiếng nói thơ ca cách mạng vào trong thơ, nâng tiếng nói tâm tình đời tư thành tiếng nói tâm tình chính luận. Trong bài thơ tác giả sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất: mình, ta để bộc lộ thái độ, tư tưởng, tình cảm. Thể thơ lục bát với những ưu thế của nó đã giúp tác giả chuyển tải được những tình cảm thiết tha của cả người đi và kẻ ở trong buổi tiễn biệt.

c. Nhạc điệu:

Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc còn thể hiện ở nhạc điệu, cách gieo vần. Giáo sư Đặng Thai Mai nhận xét: "Tố Hữu là nhà thơ đã vận dụng âm điệu và âm hưởng của tiếng Việt một cách hết sức tài tình."Âm điệu thơ của Tố Hữu có đặc trưng riêng đó là sự ngọt ngào, tha thiết. Nó mượt mà, uyển chuyển, đằm thắm như lời ru của mẹ bằng lối đối đáp ân tình. Chất nhạc ngoài tài nghệ phối thanh còn ở cách gieo vần. Một nhà thơ giàu từ ngữ và am tường sâu sắc luật thơ.

d.Hình ảnh thơ:

Đến với thơ Tố Hữu, ta bắt gặp những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống dân tộc, gần gũi với cuộc sống lao động và chiến đấu của nhân dân.Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nhận xét: "Tố Hữu có một bút pháp quần chúng trong hình ảnh". Bút pháp quần chúng ấy đã góp phần làm nên sắc thái dân tộc đậm đà trong thời Tố Hữu. Đó là hình ảnh trám bùi, măng mai, cảnh trăng lên đầu núi, bếp lửa nhà sàn…hết sức nồng ấm và luôn ăn sâu trong tâm khảm của con người Việt Nam.

Tổng kết: Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về kháng chiến và con người kháng chiến. Thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian- tất cả đã góp phần làm nên thành công của bài thơ.

Luyện tập

Câu 1 (trang 114 sgk Văn 12 Tập 1): Nét tài hoa của Tố Hữu khi sử dụng cặp đại từ mình- ta:

Cách xưng hô "mình, ta" trong lời đối đáp vốn là cách xưng hô của những đôi bạn tình trong ca dao tình yêu:

Mình về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

Ở đây người Việt Bắc và người cán bộ kháng chiến đã coi nhau như những người bạn tình, người bạn đời từng gắn bó tri kỷ suốt mười lăm năm thiết tha sâu nặng. Vì thế nhà thơ đã để cho họ xưng hô là "mình" với "ta" rất ngọt ngào thắm thiết. Trong bài thơ đã có một sự chuyển hoá giữa hai nhân vật trữ tình Mình – Ta và có sự sáng tạo của nhà thơ trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống khi sử dụng hai đại từ này:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?

Nhưng ở những câu hỏi dồn dập tiếp theo, có một câu hỏi đọng lại nhiều băn khoăn, day dứt mà cũng rất nặng nghĩa nặng tình:

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

Tố Hữu đã thêm hương sắc cho từ "mình" của ca dao, "mình" và "ta" tuy hai là một. Điều này nói lên sự gắn bó sâu nặng giữa quê hương Việt Bắc và người cán bộ kháng chiến, giữa nhà thơ với chiến khu cách mạng. Phải chăng đây cũng chính là sự phân thân của chủ thể trữ tình là nhà thơ đang đắm mình trong dòng hoài niệm thiết tha:

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi , mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.

Mượn cách xưng hô "mình – ta" của ca dao xưa Tố Hữu đã đem lại cho bài thơ Việt Bắc một vẻ đẹp riêng khiến cho bài thơ vừa dồi dào sắc thái trữ tình đời thường với những lời dặn dò, nhắn nhủ hứa hẹn, thề nguyền rất riêng tư, lại vừa đậm đà sắc thái dân tộc, đồng thời diễn đạt được một tình yêu rộng lớn sâu sắc, mang tính khái quát, mang yếu tố trữ tình sử thi. Đó là tiếng nói của tình yêu nước.

Câu 2 (trang 114 sgk Văn 12 Tập 1): Có thể chọn đoạn thơ nói về vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc:

"Mình về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.":

⇒ Vẻ đẹp thiên nhiên:

    + Đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

      • Hoa chuối đỏ tươi làm ấm nóng bức tranh mùa đông lạnh giá, nó giống như ngọn đuốc xua tan đi cái giá lạnh rừng núi.

    + Xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng

      • Màu trắng của hoa mơ trong trẻo, tinh khôi, 2 chữ trắng rừng làm bừng sáng cả câu thơ, gợi ra không gian bạt ngàn hoa của núi rừng Tây Bắc trong mùa xuân.

    + Hạ: Ve kêu rừng phách đổ vàng

      • Bức tranh mùa hè không chỉ có màu sắc mà còn có cả âm thanh. Khi tiếng ve ngân lên thì cả rừng phách nhất loạt trổ hoa màu vàng tươi mới. Từ đổ vừa gợi ra sự chuyển động vừa gợi ra cảm giác về sự thay đổi nhanh chóng.

    + Thu: Rừng thu trăng rọi hòa bình

      • Bức tranh mùa thu lại gợi cảm giác thanh bình và thơ mộng, rất phù hợp vớinhữn cuộc hát giao duyên.

Xưa nay khi nói tới núi rừng Tây Bắc thường tạo cho ta cảm giác bí ẩn, dữ dội, xa lạ nhưng khi Việt Bắc trở thành chiến khu cách mạng thì thiên nhiên núi rừng ấy trở nên ấm áp, gần gũi với con người biết bao. Đó là một bộ tranh tứ bình về thiên nhiên Việt Bắc đậm đà hồn dân tộc.

⇒ Vẻ đẹp con người:

    + Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

      • Tư thế làm chủ, chiếm lĩnh núi rừng

    + Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

      • Khéo léo, mềm mại trong công việc

    + Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

      • Thủy chung, đằm thắm, nghĩa tình

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 12 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.