X

Soạn văn lớp 6

Soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (Thúy Lan) ngắn nhất


Soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (Thúy Lan)

I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả: Thuý Lan

2. Tác phẩm:

      + Đây là bài báo đăng trên báo "Người Hà Nội".

      + Thể loại: kí.

→ Hồi kí một cây cầu nổi tiếng trên đất nước ta.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu ... của thủ đô Hà Nội) : Giới thiệu chung về cầu Long Biên.

- Đoạn 2 (tiếp ... vẫn dẻo dai, vững chắc) : Cầu Long Biên – nhân chứng lịch sử.

- Đoạn 3 (còn lại) : Cầu Long Biên trong đời sống hiện đại.

Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Cầu Long Biên qua đoạn văn “Cầu Long Biên khi mới khánh thành ... bị chết trong quá trình làm cầu” :

- Tên Đu-me, dài 2290m, nặng 17 nghìn tấn.

- Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng.

- Khởi công 1898 - 4 năm sau hoàn thành.

- Kiến trúc sư người Pháp thiết kế.

- Xây dựng không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của bao người Việt.

So sánh với bài đọc thêm về cầu Chương Dương và cầu Thăng Long, cầu Long Biên có quy mô nhỏ hơn, kỹ thuật xây dựng lạc hậu hơn nhưng mãi là một nhân chứng lịch sử quan trọng.

Câu 3 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

“Năm 1945 ... dẻo dai, vững chắc”

a. Những cảnh vật và sự việc được ghi lại:

- Những năm tháng hòa bình trước đây.

- Cầu Long Biên chứng kiến bao sự kiện lịch sử bi thương, hùng tráng : năm 1947 người dân thủ đô cùng Trung đoàn ra đi bí mật, cầu từng là mục tiêu ném bom dữ dội của đế quốc Mĩ, chịu nhiều đau thương.

- Cảnh vật: màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối, ánh đèn, những ngày nước dâng cao.

b. Tác dụng khi dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc: gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực và cụ thể về một sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên là một nhân chứng sống.

c. So sánh cách kể với đoạn đã phân tích ở câu 2 :

Năm 1945 ... vững chắc Đoạn văn phân tích ở câu 2
Ngôi kể ngôi thứ nhất "tôi" ngôi thứ ba
Phương thức biểu đạt giàu cảm xúc, hình ảnh thuyết minh
Sử dụng từ ngữ nhiều màu sắc, đường nét, tạo hình, gợi cảm từ ngữ khô cứng của ngôn ngữ thuyết minh

Câu 4 (trang 127 - 128 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Không thể thay thế “chứng nhân” bởi “chứng tích”. Vì “chứng tích” chỉ là dấu tích, hiện vật thiếu đi sắc thái, cảm xúc mà “chứng nhân” (thủ pháp nhân hóa) thể hiện.

- Những sự kiện lịch sử cầu Long Biên chứng kiến:

      + Người dân thủ đô và Trung đoàn rút lên chiến khu.

      + Cầu từng là mục tiêu ném bom nhiều lần của đế quốc Mĩ, chịu nhiều đau thương (Năm 1972).

- Các tính từ sống động, đau thương, anh dũng nói lên những biến cố mà cây cầu từng trải qua và chứng kiến thật sự tàn khốc, đau buồn nhưng hào hùng.

b. So sánh câu cuối với câu văn rút gọn: Câu rút gọn thiếu “đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách” làm thiếu đi sắc thái biểu cảm mà câu đầy đủ thể hiện qua liên tưởng “nhịp cầu vô hình”.

- Nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim. Bởi con mắt cây cầu chứng kiến bao đau thương, anh dũng của lịch sử truyền vào trái tim du khách.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 6 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.