X

Soạn văn lớp 6

Soạn bài Viết đơn ngắn nhất


Soạn bài Viết đơn

I. Khi nào cần viết đơn

Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Cần viết đơn khi ta có một nguyện vọng hoặc một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết, ta viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết.

Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Bị mất chiếc xe đạp khi đến nhà bạn.

→ Viết đơn trình báo cơ quan công an nhờ giúp đỡ tìm lại chiếc xe.

b. Muốn theo học lớp nhạc họa.

→ Viết đơn xin nhập học.

c. Em làm mất trật tự lớp học.

→ Viết bản tường trình hay kiểm điểm.

d. Muốn học ở nơi mới.

→ Đơn xin chuyển trường, Đơn xin học.

⇒ Các trường hợp cần phải viết đơn: a, b, d

II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn

* Các mục trong đơn được trình bày theo thứ tự: quốc hiệu tiêu ngữ, địa điểm, ngày tháng viết đơn, tên đơn, đơn gửi ai? ai gửi đơn? Lí do, mục đích gửi? chữ kí cam đoan.

* Điểm giống và khác của hai loại đơn:

Đơn theo mẫu Đơn không theo mẫu
Giống Quốc hiệu tiêu ngữ, địa điểm, thời gian làm đơn, tên đơn, người nhận, người gửi, mục đích làm đơn, lời cam đoan,chữ kí xác nhận.
Khác - Thường in sẵn
- Phần thông tin người viết khá đầy đủ và chi tiết
- Nội dung chính trình bày nguyện vọng ngắn gọn
- Thường viết tay
- Phần thông tin người viết không nhất thiết quá chi tiết.
- Nội dung có cả phần lí do, giải thích.

* Nội dung không thể thiếu được trong đơn.

- Người nhận đơn.

- Người gửi.

- Nguyện vọng, yêu cầu.

III. Cách thức viết đơn

1. Đơn có mẫu: Điều vào chỗ trống những nội dung cần thiết.

2. Đơn không theo mẫu: Viết theo trình tự như ở câu 2 phần c

(SGK – Tr 133)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 6 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.