X

Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức

Đọc bài thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của con người


Câu hỏi:

Đọc bài thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của con người và cuộc sống nơi làng chài?

Trả lời:

Vẻ đẹp nào của con người và cuộc sống nơi làng chài:

- Cảnh đánh bắt cá trên biển:

+ Không gian, thời gian: 1 buổi sớm trời trong, gió nhẹ điều kiện thuận lợi để ra khơi.

+ Hình ảnh chiếc thuyền đánh cá: dũng mãnh vượt biển, thể hiện qua các động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “mạnh mẽ vượt” và phép so sánh “như con tuấn mã”

+ Hình ảnh cánh buồm giữa biển khơi: con thuyền như linh hồn của người dân làng chài, nổi bật trên nền trời bao la rộng lớn ngoài biển khơi.

Khung cảnh tuyệt đẹp, trần đầy sức sống, sự tươi mới, hứa hẹn một ngày ra khơi thắng lợi.

- Cảnh con thuyền trở về:

+ Người dân: tấp nập, hớn hở với thành quả của 1 ngày đánh bắt

+ Hình ảnh người dân chài: làn da “ngăm rám nắng” , thân hình “nồng thở vị xa xăm” khỏe mạnh, đậm chất miền biển, đầy lãng mạn với “vị xa xăm” – vị của biển khơi, của muối, của gió biển – đặc trưng cho người dân chài.

+ Hình ảnh con thuyền: động từ nhân hóa “mỏi”, “nằm”, “nghe”,… con thuyền như một con người lao động, biết tự cảm nhận thân thể của mình sau một ngày lao động mệt mỏi.

Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển và hình ảnh khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, tinh thần lao động của người dân làng chài.

Xem thêm lời giải bài tập Soạn Văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Câu 1:

Tìm trong bài thơ những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển.

Xem lời giải »


Câu 2:

Chỉ ra hiệu quả của một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi.

Xem lời giải »


Câu 3:

Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau:

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Xem lời giải »


Câu 4:

Tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện như thế nào trong bài thơ.

Xem lời giải »