Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ngắn nhất


Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

Câu 1 (trang 142 sgk Văn 7 Tập 1):

- Hai bài thơ này được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:

      + số câu: 4 câu.

      + số chữ trong một câu: 8.

      + luật và cách gieo vần: Nhất tâm ngũ bất luật- Nhị tứ lục phân minh. Câu 1,3,5 không bàn luận, còn câu 2,4,6 bàn luận. Các câu 1,2,4 hoặc chỉ câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

      + các câu trong bài lần lượt theo thứ tự: Khai, thừa, chuyển, hợp.

Câu 2 (trang 142 sgk Văn 7 Tập 1): Hai câu thơ đầu bài thơ "Cảnh khuya"

- Biện pháp nghệ thuật sử dụng bao gồm: so sánh (tiếng suối- tiếng hát), điệp từ "lồng".

- Tiếng suối róc rách được ví von như tiếng hát ngọt ngào nào đó vang vọng trong đêm khuya thanh vắng. Cách so sánh này là lấy con người làm chủ làm cho âm thanh của thiên nhiên trở nên thân mật và gần gũi hơn.

- Câu thơ thứ hai rất giàu hình ảnh với việc sử dụng điệp từ "lồng". Bức tranh cảnh khuya hiện lên có tầng bậc cao thấp, ánh sáng và bóng tối hòa quyện quấn quýt tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, chỗ đậm chỗ nhạt

Hai câu thơ hiện lên với vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng, ấm áp.

Câu 3 (trang 142 sgk Văn 7 Tập 1): Tâm trạng của tác giả trong hai câu thơ cuối là:

- Rung động, say đắm trước cảnh đẹp của thiên nhiên nên chưa ngủ.

- Thao thức, không ngủ được vì lo lắng cho sự nghiệp của đất nước, dân tộc.

Từ "chưa ngủ" được lặp lại nhiều lần trong hai câu thơ cuối với mục đích nhấn mạnh tâm trạng băn khoăn, thao thức, niềm lo lắng của Bác về những việc trọng đại của dân tộc. Cảnh đẹp thiên nhiên khiến Bác chưa ngủ là một phần, quan trọng hơn, Bác còn thức, còn trằn trọc vì băn khoăn về vận mệnh của Đất nước.

Câu 4 (trang 142 sgk Văn 7 Tập 1): Nhận xét về hình ảnh, không gian, cách miêu tả trong bài thơ "Rằm tháng Giêng":

- Hình ảnh: bài thơ xuất hiện những hình ảnh của trăng, con sông, dòng nước, con thuyền.Đặc biệt bài thơ có hình ảnh của trăng- một trong những hình ảnh xuất hiện nhiều trong thơ cổ.

- Không gian: rộng lớn bao la, trên là trời, dưới là sông, bên cạnh là con thuyền chở đầy ánh trăng.

- Cách miêu tả: miêu tả bao quát, kết hợp hài hòa giữa các hình ảnh, chi tiết. Không đi vào tiểu tiết quá sâu, từ đó có cái nhìn tổng quan về sự vật, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình.

Sự đặc biệt về tư ngữ trong câu thơ thứ hai:

- Điệp lại từ "xuân" ba lần để nhấn mạnh không gian mùa xuân đang tràn ngập ở khắp mọi nơi. Qua đó tạo cho người đọc cảm giác một mùa xuân tràn đầy sức sống đang ùn ùn trỗi dậy, bao trùm lên mọi cảnh vật, con người.

Câu 5 (trang 142 sgk Văn 7 Tập 1):

Bài "Nguyên tiêu" gợi cho em nhớ tới câu thơ " Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền" trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế.

Câu 6 (trang 142 sgk Văn 7 Tập 1):

Hai bài thơ đã biểu hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa mình đồng điệu cùng đất trời để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cây cỏ của Hồ Chí Minh. Qua đó, ta thấy được phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

Câu 7 (trang 142 sgk Văn 7 Tập 1):

Mặc dù đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc nhưng mỗi bài lại có những nét đẹp riêng biệt.

Bài "Rằm tháng Giêng" trăng mang theo hương vị, hương sắc và hòa mình vào không khí cũng như vẻ đẹp của mùa xuân.

Bài "Cảnh khuya" trăng được nhân hóa, miêu tả cụ thể hơn. Ánh trăng cùng cảnh vật hiện lên có lớp lang, tầng bậc cao thấp hòa mình vào với cảnh vật. Đặc biệt, ánh trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những bông hó trăng dệt thêu như gấm. Nhờ ánh trăng mà bức tranh cảnh vật trở nên huyền ảo, thơ mộng hơn.

Luyện tập

Một số bài thơ Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh vật thiên nhiên như:

            Bài "Ngắm trăng":

      Trong tù không rượu cũng không hoa

      Cành vật hôm nay khó hững hờ

      Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

      Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

      Bài "Chiều tối"

      Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

      Chòm mây trôi nhẹ chốn tầng không

      Cô em xóm núi say ngô tối

      Say hết lò than đã rực hồng.

            Bài Trung thu:

      Trung thu vành vạnh mảnh gương thu

      Sáng khắp nhân gian bạc một màu.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 7 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.