Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả ngắn nhất


Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả

I. Nội dung luyện tập:

- Viết đúng các tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi, vd: tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n.

- Viết đúng các phụ âm cuối dễ mắc lỗi, vd: c/t, n/ng

- Viết đúng tiếng có các dấu thanh dễ mắc lỗi, vd:hỏi/ngã

- Viết đúng các tiếng có các nguyên âm dễ mắc lỗi,vd: i/iê, o/ô

- Viết đúng các tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi, vd:v/d

II.Một số hình thức luyện tập:

1-Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi:

a. Nghe – viết hai đoạn văn trong bài Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng):

Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.

Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

b. Nhớ – viết bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh):

       Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

       Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

       Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

       Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

2. Làm các bài tập chính tả:

a. Điền vào chỗ trống:

- Điền x hoặc s: xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử.

- Điền dấu hỏi hoặc ngã: tiểu sử, tiễu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu.

- Chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống: chung sức, trung thành, chung thuỷ, trung đại.

- Điền các tiếng mãnh hoặc mảnh vào chỗ thích hợp: mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.

b-Tìm từ theo yêu cầu:

- Tên các loài cá bắt đầu bằng ch/tr: cá chép, cá chuối, cá chim, cá chuồn, cá chầy; cá trắm, cá trôi, cá trê

- Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi, thanh ngã: nghỉ ngơi, ăn ngủ, học hỏi, ngớ ngẩn, lẩm cẩm, suy nghĩ, ngẫm nghĩ, ngỡ ngàng, nghễng ngãng.

- Không thật vì được tạo ra 1 cách không tự nhiên: giả ngô giả ngọng.

- Tàn ác vô nhân đạo: miệng nam mô bụng bồ dao găm, ném đá giấu tay.

- Dùng cử chỉ ánh mắt làm giấu hiệu:

c-Đặt câu:

- Đặt câu với từ: giành, dành.

      + Nhân dân ta chiến đấu gian khổ mới giành được độc lập.

      + Mẹ tôi dành dụm tiền để nuôi tôi ăn học.

- Đặt câu với các từ: tắt, tắc.

      + Nó hay đi ngang về tắt.

      + Những bài văn cổ thường hay dùng cụm từ "Sơn hà xã tắc".

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 7 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.