Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ngắn nhất


Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

I. Dấu chấm lửng

1. Dấu chấm lửng dùng để:

a) cho biết còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê

b) biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ

c) làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ "bưu thiếp"

2. Công dụng của dấu chấm lửng:

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết.

- Thể hiện chỗ lời nói dở hay ngập ngừng đứt quãng.

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

II. Dấu chấm phẩy

1. Vai trò của dấu chấm phảy:

a. Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. Trường hợp này có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy.

b Ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Nếu dùng dấu phẩy thay các dấu chấm phẩy thì sẽ không phân biệt được các cặp từ, cụm từ với các từ, cụm từ; không phân cấp được các nội dung với ý nghĩa khác nhau về tầng bậc.

2. Công dụng của dấu chấm phảy:

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 123 sgk Văn 7 Tập 2): Công dụng của dấu chấm lửng:

a) Biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng.

b) Biểu thị câu nói bị bỏ dở.

c) Biểu thị sự liên kết chưa đầy đủ

Câu 2 (trang 123 sgk Văn 7 Tập 2): Công dụng của dấu chấm phẩy:

a. Đánh dấu phân tách giữa các vế của câu ghép, phân biệt vế câu với các thành phần trong từng vế;

b. Đánh dấu phân tách giữa các vế của câu ghép, phân biệt vế câu với các thành phần trong từng vế;

c. Đánh dấu phân tách giữa các vế của câu ghép, phân biệt vế câu với các thành phần trong từng vế;

Câu 3 (trang 123 sgk Văn 7 Tập 2): Đoạn văn viết về ca Huế có sử dụng dấu chấm phảy và dấu chấm lửng.

Nhắc đến Huế người ta biết đến một cố đô giàu truyền thông văn hóa, lịch sử. Người ta nhớ tới sông Hương, núi Ngự, nhớ tới những lăng tẩm đền đài, nhớ những món ăn Huế mè sửng,... thế nhưng dân ca Huế khiến ai ai dù chỉ một lần ghé thăm nơi đây cũng phải xao xuyến, nức lòng; còn gì thú vị hơn khi chèo thuyền trên sông Hương vào một đêm trăng thanh, gió mát, nghe những câu dân ca ngọt ngào, nói chuyện với những cô gái hết sức duyên dáng và thanh lịch. Chỉ có vạy mà Huế sống mãi trong lòng du khách trong và ngoài nước.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 7 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.