Soạn bài Liệt kê ngắn nhất


Soạn bài Liệt kê

I. Thế nào là phép liệt kê ?

1. Cấu tạo: mô hình kết cấu tương tự nhau

- Ý nghĩa: cùng miêu tả những đồ vật xa xỉ, đắt tiền, lỉnh kỉnh tương tự, được bày biện xung quanh quan lớn

2. Việc nêu ra hàng loạt các sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng: làm nổi bật sự xa hoa không phù hợp với hoàn cảnh của viên quan đi hộ đê sắp vỡ, đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.

II. Các kiểu liệt kê:

1. Xét về mặt cấu tạo, các phép liệt kê khác nhau:

a) tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải → liệt kê không theo từng cặp

b) tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải → liệt kê theo từng cặp

2.

a) tre, nứa, trúc, mai, vầu → có thể đảo được → liệt kê không tăng tiến

b) hình thành và trưởng thành, gia đình, họ hàng, làng xóm → không thể đảo trật tự → liệt kê tăng tiến

3. Phân loại phép liệt kê

- Phân loại theo cấu tạo:

      + Liệt kê theo từng cặp

      + Liệt kê không theo từng cặp

- Phân loại theo ý nghĩa:

      + Liệt kê tăng tiến

      + Liệt kê không tăng tiến

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 106 sgk Văn 7 Tập 2): Chỉ ra phép liệt kê trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta":

- nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn

nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn

nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước

- Bà Trưng / Bà Triệu / Trần Hưng Đạo / Lê Lợi / Quang Trung

- "Đồng bào ta ngày nay …nồng nàn yêu nước"

Câu 2 (trang 106 sgk Văn 7 Tập 2): Chỉ ra phép liệt kê.

a) - Dưới lòng đường / trên vỉa hè / trong cửa tiệm

- Những cu li xe … nóng bỏng / những quả dưa hấu … đỏ lòm lòm / những xâu lạp xưởng … các hiệu cơm / cái rốn … giữa trời / một viên quan … hình chữ thập

b) Điện giật / dùi đâm / dao cắt / lửa nung

Câu 3 (trang 106 sgk Văn 7 Tập 2): Đặt câu có sử dụng phép liệt kê

a. Trên sân trường các bạn đang nhảy dây, đá cầu, nhảy erobic...

b. "Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu" đã khắc hoạ được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta dưới thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là "bậc anh hùng,vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập", tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.

c. Hình tượng Phan Bội Châu là teieu biểu điển hình cho phẩm chất của chí sĩ cách mạng ngạo nghễ, đầy khí phách, phi thường cuối thế kỉ XIX.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 7 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.