Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm ngắn nhất


Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm

1.Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:

- Văn miêu tả nhằm tái hiện lại đối tượng (người, vật, cảnh) sao cho người ta cảm nhận được nó. Còn văn biểu cảm, miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đặc điểm này mà văn biểu cảm thường sử dụng tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá.

2. Sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm

Văn tự sự nhằm kể lại 1 câu chuyện (1 sự việc) có đầu, có đuôi, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Còn văn biểu cảm, tự sự chỉ làm nền để nói lên cảm xúc. Do đó tự sự trong văn biểu cảm thường nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm, chứ không cần đi sâu vào nguyên nhân, kết quả.

3.Vai trò và nhiệm vụ của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm:

Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể, bởi vì tình cảm, cảm xúc của con ng nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.

4. Tìm ý và lập dàn bài cho đề văn: Cảm nghĩ về mùa xuân.

MB: 1 năm có 4 mùa, theo em mùa xuân là mùa đẹp nhất.

TB:

* Ý nghĩa của mùa xuân đối với con người

- Mùa xuân mang lại sức sống mới

- Mùa xuân đánh dấu bước đi của đất nước, con người

* Cảm nghĩ của em về mùa xuân:

- Mùa đơm hoa kết trái

- Mùa sinh sôi vạn vật.

- Mùa thêm 1 tuổi đời.

KB: Khẳng định lại cảm nghĩ của em về mùa xuân.

5. Bài văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ:

- So sánh , ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ.

- Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ. Vì nó có mục đích biểu cảm như thơ.Trong cách biểu cảm trực tiếp, người viết sử dụng ngôi thứ nhất (tôi, em, chúng em), trực tiếp bộc lộ cảm xúc của m bằng lời than, lời nhắn, lời hô... Trong cách biểu cảm gián tiếp, tình cảm ẩn trong các hình ảnh.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 7 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.