Câu hỏi ôn tập bài Tức nước vỡ bờ chọn lọc - Ngữ văn lớp 8


Câu hỏi ôn tập bài Tức nước vỡ bờ chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Tức nước vỡ bờ Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Tức nước vỡ bờ này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.

Câu hỏi ôn tập bài Tức nước vỡ bờ chọn lọc - Ngữ văn lớp 8

Câu hỏi: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thuộc thể loại nào?

Trả lời:

- Văn bản được trích trong tiểu thuyết “Tắt đèn”

Câu hỏi: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

- Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3- chính là tác giả.

Câu hỏi: Hoàn cảnh nào dẫn đến các sự việc của nhân vật trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” ?

Trả lời:

- Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị đang rất nguy khốn: vụ thuế đang ở vào thời điểm gay gắt nhất, bọn tay sai đang dốc sức đốc thúc những người còn nợ sưu vì quan sắp về làng thu thuế. Nhà chị Dậu thuộc dạng “cùng đinh”, đã phải chạy vạy hết cách, kể cả là bán con, bán chó mà vẫn chưa đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu bị bắt trói, cùm kẹp đến rũ rượi mới được thả về… Cả nhà đã nhịn đói mấy ngày, vừa mới được bà hàng xóm tốt bụng cho bát gạo để nấu cháo cầm hơi…

- Khi bọn cai lệ, người nhà lí trưởng xông vào, chị Dậu bị đẩy vào một tình thế vô cùng nguy cấp: không có cách gì chạy tiền nộp sưu mà nếu để anh Dậu bị bắt trói một lần nữa thì mạng sống khó mà giữ được… Hoàn cảnh bế tắc như không lối thoát.

Câu hỏi: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” mang lại ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ

Câu hỏi: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” mang lại những giá trị nghệ thuật nào?

Trả lời:

- Nghệ thuật tạo tình huống truyện có tính kịch

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả nhân vật chân thật, sinh động về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí.

- Đoạn trích tiêu biểu cho ngòi bút hiện thực, ngôn ngữ kể chuyện vô cùng linh hoạt.

Câu hỏi: Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

Trả lời:

- Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, chị đang múc cháo ra bát cho cả nhà.

- Chị mới vừa rón rén bưng bát cháo cho chồng và đang hồi hộp “chờ xem chồng chị có ăn ngon miệng không”

- Anh Dậu vừa “run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào đến miệng” thì hai tên tay sai đã “sầm sập tiến vào” trong tay đầy những “roi song, tay thước và dây thừng” chúng là hiện hình của tai họa.

Câu hỏi: Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích? Theo em đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?

Trả lời:

- Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích này rất thoả đáng. Trước hết, đây là một thành ngữ dân gian; với đặc điểm súc tích, giàu ý nghĩa của những cụm từ cấu trúc kiểu này, nhan đề “Tức nước vỡ bờ” vừa thống nhất, vừa bổ sung, làm nổi bật ý nghĩa của đoạn trích.

- Thành ngữ “Tức nước vỡ bờ” là một kinh nghiệm mà ông cha ta đã đúc kết, nêu lên một chân lí khách quan: Một sự vật khi bị dồn nén đến một mức độ nhất định tất yếu sẽ phá vỡ khuôn khổ ấy.

- Có thể nói hành động của chị Dậu được thể hiện trong đoạn trích chính là điểm gặp gỡ giữa Ngô Tất Tô và tư tưởng người xưa khi cùng thể hiện logic cuộc sống: có áp bức tất có đấu tranh.

- Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

- Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang “Tắt đèn”.

Câu hỏi: Nhận xét sự thay đổi trong diễn biến tâm lí của nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. Qua đó em thấy nhân vật chị Dậu có tính cách như thế nào?

Trả lời:

- Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu- ông, nhà tôi- ông, bà- mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.

→ Cho thấy những tâm trạng phẫn uất, những chịu đựng bị dồn nén. Sự vùng dậy của chị thể hiện một sức mạnh to lớn của chị đối với cái bọn quan lại thối nát và không có nhân tính, chị đã vùng dậy sau sự độc ác áp bức bóc lột và đưa con người tới cái chết.

→ Chị biểu hiện cho sự đấu tranh chống bọn tàn ác, và đây là một hiện tượng anh hùng của người phụ nữ đã biết đứng lên đấu tranh để đòi lại công lý.

Câu hỏi: Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã “Xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, hãy làm sáng rõ ý kiến của Nguyễn Tuân.

Trả lời:

- Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân một phần đúng vì qua đoạn trích cho chúng ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: Người đã chết rồi vẫn phải nộp thuế thân.

- Sự tàn nhẫn của con người lên tới đỉnh điểm: dù gia đình chị Dậu đã đau lòng, dứt ruột bán cả con, cả chó để đủ một suất sưu thì bọn cường quyền vẫn không buông tha. Khi không đủ tiền nộp suất sưu của người em chú, chúng đã trói và đánh anh Dậu cho thập tử nhất sinh.

- Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Họ vùng lên để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, hay khác: