Soạn bài Câu nghi vấn ngắn nhất


Soạn bài Câu nghi vấn

I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính

a) Câu nghi vấn trong đoạn trích trên:

- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?

- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u đói quá?

Đặc điểm hình thức cho biết đó là câu nghi vấn:

+ Có những từ: không, làm sao, hay là

+ Cuối câu có dâu hỏi chấm (?)

b) Những câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để hỏi.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 11 sgk Văn 8 Tập 2):

Những câu nghi vấn và đặc điểm hình thức cho biết đó là câu nghi vấn:

a) – Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?

(có dấu hỏi chấm ở cuối câu và có từ "không")

b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?

(có dấu hỏi chấm ở cuối câu và có từ "tại sao")

c) Văn là gì? Chương là gì?

(có dấu hỏi chấm ở cuối câu và có từ "là gì")

d) – Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?

(có dấu hỏi chấm ở cuối câu và có từ "không")

- Đùa trò gì?

(có dấu hỏi chấm ở cuối câu và có từ "gì")

- Hừ.. hừ.. cái gì thế?

(có dấu hỏi chấm ở cuối câu và có từ "gì thế")

- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?

(có dấu hỏi chấm ở cuối câu và từ "ấy hả")

Câu 2 (trang 12 sgk Văn 8 Tập 2):

- Căn cứ vào dấu hỏi chấm ở cuối câu và từ "hay" để xác định các câu a,b,c là câu nghi vấn.

- Không thể thay từ hay bằng từ hoặc vì ở đây từ hay là từ để hỏi, nếu thay, câu văn sẽ chuyển hết sang quan hệ lựa chọn và sai nội dung logic của câu.

Câu 3 (trang 13 sgk Văn 8 Tập 2): Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu a, b, c, d bởi vì đó là những câu khẳng định chứ không phải là câu hỏi.

Câu 4 (trang 13 sgk Văn 8 Tập 2): Phân biệt hình thức và ý nghĩa

Câu Hình thức Ý nghĩa Câu trả lời thích hợp Một số câu tương tự
a) Anh có khỏe không? Dùng cặp từ "có…không" Hỏi thăm sức khỏe Khỏe/ không khỏe Anh có đi chơi không?
b) Anh đã khỏe chưa? Dùng cặp từ "đã…chưa" Trước đó anh không khỏe, bây giờ anh đã khỏe lại chưa. Đã khỏe/ chưa khỏe Anh đã đi chơi chưa?

Câu 5 (trang 13 sgk Văn 8 Tập 2): Phân biệt hình thức và ý nghĩa

Câu Hình thức Ý nghĩa
a) Bao giờ anh đi Hà Nội? Từ "bao giờ" đứng ở đầu câu. Chỉ hành động chưa xảy ra
b) Anh đi Hà Nội bao giờ? Từ "bao giờ" đứng ở cuối câu. Chỉ hành động đã diễn ra rồi.

Câu 6 (trang 14 sgk Văn 8 Tập 2):

a) Câu a đúng. Vì dù chưa biết nó bao nhiêu kg nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được nó nặng hay nhẹ.

b) Câu b sai. Vì không biết giá của chiếc xe thì chúng ta không để đánh giá được nó đắt hay rẻ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 8 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.