Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản ngắn nhất


Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản

I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản

Câu 1 (trang 50 sgk Văn 8 Tập 1): Hai đoạn văn không có mối liên hệ. Bởi vì tuy cùng viết về những nội dung liên quan đến trường làng Mĩ Lí nhưng giữa hai đoạn văn không có liên kết.

Câu 2 (trang 50 sgk Văn 8 Tập 1):

a) Cụm từ "trước đó mấy hôm" bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian cho đoạn văn thứ hai, tức là "tôi" đã từng đến trường rồi nhưng hôm đó trường xa lạ còn lần này quen thuộc hơn.

b) Với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên kết với nhau hơn, tác giả đến trường và kể lại rằng mấy hôm trước cũng đã từng đến trường rồi.

c) Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản: làm cho hai đoạn văn liền mạch, thông suốt, tạo cho người đọc thấy được sự mạch lạc, chặt chẽ giữa các đoạn trong văn bản.

II. Cách liên kết các đoạn trong văn bản

1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn

a) – Đó là hai khâu tìm hiểu và cảm thụ.

- Từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn trên: "bắt đầu là", "sau...là".

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: một là, hai là,... trước hết, tiếp theo, sau cùng,... đầu tiên, tiếp đó, sau nữa,... thứ nhất, thứ hai, thứ ba,... một mặt, mặt khác, sau nữa,...

b) – Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đều liên quan đến trường Mĩ Lí.

- Từ ngữ liên kết hai đoạn văn là: nhưng lần này lại khác.

- Các phương tiện liên kết có ý nghĩa đối lập: nhưng, trái lại, ngược lại, tuy nhiên, tuy vậy, thế mà,...

c) – Từ "đó" thuộc loại đại từ. Trước "đó" là trước lúc nhân vật "tôi" lần đầu tiên cắp sách tới trường.

- Các đại từ được dùng làm phương tiện liên kết đoạn: từ đó, trước đó, sau đó, từ ấy,...

d) - Hai đoạn văn trên đều đề cập đến một nội dung là cách viết.

- Từ ngữ liên kết hai đoạn văn đó là "nói tóm lại".

- Những từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết có ý nghĩa tổng kết, khái quát sự việc: tóm lại, nhìn chung, nói khái quát, tổng kết lại, tóm gọn lại,...

2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn.

- Câu liên kết giữa 2 đoạn văn là: Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!

- Câu này có tác dụng liên kết vì nó nối liền với nội dung đi học của cu Tí mà mẹ đã nhắc ở đoạn trên (đi học bên anh Thận)

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1 (trang 53 sgk Văn 8 Tập 1): Các từ có tác dụng liên kết và ý nghĩa của chúng:

a) Từ ngữ liên kết là "Nói như vậy" . Từ này chỉ mối quan hệ thay thế, thay cho câu "Giảng văn rõ ràng là khó" ở đoạn trên.

b) Từ ngữ liên kết là "thế mà". Từ ngữ này chỉ mối quan hệ đối lập, tương phản.

c) Từ ngữ liên kết giữa đoạn 1 với đoạn 2 là "cũng cần" (chỉ mối quan hệ liệt kê); giữa đoạn 2 với đoạn 3 là "tuy nhiên" (chỉ mối quan hệ trái ngược).

Câu 2 (trang 54 sgk Văn 8 Tập 1): Từ ngữ là phương tiện liên kết:

a) Từ đó

b) Nói tóm lại

c) Tuy nhiên

d) Thật khó trả lời.

Câu 3 (trang 55 sgk Văn 8 Tập 1):

Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một đoạn tuyệt khéo. Trước hết khéo ở nghệ thuật xây dựng nhân vật. Cai Lệ và người nhà lí trưởng hiện lên như những tên nghiện ngập, miệng ra oai nhưng thực chất lại không có sức khỏe. Tiếp theo, cái khéo của đoạn văn này thể hiện ở chỗ chị Dậu là người phụ nữ nhưng khi bị dồn nén áp bức đến tức nước vỡ bờ lại mạnh mẽ phản kháng, đánh thắng được cả hai tên tay sai. Cuối cùng, cái khéo của Ngô Tất Tố là khiến cho hình ảnh người nông dân hiện lên với sức sống tiềm tàng, tinh thần sẵn sàng phản kháng.

⇒ Phương tiện liên kết đã sử dụng đó là dùng từ nối (trước hết, tiếp theo, cuối cùng). Những từ nối này có tác dụng nhấn mạnh thứ tự trước sau của các ý trong đoạn văn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 8 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.