Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ngắn nhất


Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

I. Chuẩn bị ở nhà

Đề bài :"Trang phục và văn hóa"

Dàn bài

a. Mở bài

- Cái răng cái tóc là gốc con người

- Trang phục thể hiện văn hóa của mỗi cá nhân.

b. Thân bài

- Trang phục là gì? văn hóa là gì?

      + Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Là vẻ bề ngoài của con người.

      + Văn hóa là khả năng ứng xử với cộng đồng hợp với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội

- Mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa

- Trang phục sẽ thể hiện trình độ văn hóa hoặc cho thấy người đó có văn hóa ko.

-Vì trang phục thể hiện người đó là ai, có tính cách gì, trình độ thẩm mĩ như thế nào.

- Chúng ta nên:

      + Ăn mặc phù hợp với môi trg, hoàn cảnh, lứa tuổi.

c. Kết bài

- Khẳng định mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa.

II. Luyện tập trên lớp

1. Định hướng làm bài

2. Xác lập luận điểm

- Chọn các luận điểm: a, b, c, e

3. Sắp xếp luận điểm : 1a, 2c, 3b, 4e

4.- Nên đưa tự sự và miêu tả vào quá trình lập luận.

- Vì nhờ đó mà việc trình bày luận điểm trở nên rõ ràng, cụ thể và sinh động hơn.

- Nhận xét:

      + Yếu tố miêu tả trong đoạn văn nghị luận a đã làm rõ hơn, sinh động hơn cho luận điểm: Cách ăn mặc văn minh, sành điệu của một số bạn.

Tuy nhiên, đoạn này có câu "Lại cố bạn quên cả việc học tập, suốt ngày dán mặt vào màn hình máy vi tính để đắm đuối với các trò choi điện tử" không phù hợp với vấn để nghị luận.

      + Yếu tố tự sự trong đoạn văn b đã làm rõ hơn cho luận điểm: Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu.

5. Đoạn văn

      Trang phục của giới trẻ hiện nay đang là một vấn đề nóng. Học sinh nữ thời hiện đại có thể đã biết trang điểm lòe loẹt, mặc những bộ đồ hiệu sexy để đi chơi, nhuộm những màu tóc nhìn rất phản cảm. Các bạn nam thì mặc những chiếc quần rách quá mức, hoặc có thể vá chằng chịt kiểu cách, họ coi đó là mốt nhưng dưới góc nhìn văn hóa thì cách ăn mặc đó đôi khi lại làm cho hình ảnh của họ xấu đi, không gây được thiện cảm với người tiếp xúc, và quan trọng là không hợp với lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, đã có không ít trường hợp, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vì a dua học đòi chạy theo mốt, mà các bạn học sinh về xin, đòi, thậm chí ăn trộm tiền của bố mẹ để sắm cho mình những bộ trang phục chẳng giống ai đó. Thực trạng này thật đáng buồn, vấn đề của chúng ta đặt ra ở đây là làm thế nào cho các bạn ấy hiểu được mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa để có cách ăn mặc cho phù hợp.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 8 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.