Soạn bài Muốn làm thằng Cuội ngắn nhất


Soạn bài Muốn làm thằng Cuội

Bố cục:

- Phần 1 (2 câu đầu): Tâm trạng của nhà thơ.

- Phần 2 (4 câu tiếp): Ước nguyện của nhà thơ.

- Phần 3 (2 câu kết): Hình ảnh tưởng tượng của nhà thơ.

Nội dung

- Bài thơ "Muốn làm thằng cuội" là tâm sự của một con người bất hòa với xã hội tầm thường, buồn tẻ, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.

- Bài thơ thể hiện sự lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu và những tìm tòi đổi mới trong thơ cổ điển của Tản Đà.

Câu 1 (trang 156 sgk Văn 8 Tập 1): Hai câu thơ đầu là lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng, ông chán trần thế vì:

- Xã hội ông sống là xã hội thực dân phong kiến rối ren, mục nát.

- Bản thân ông là người có tài nhưng lại long đong, cô đơn.

→ Tản Đà cảm thấy buồn trước cuộc sống đó, ông cảm thấy "chán nửa rồi".

Câu 2 (trang 156 sgk Văn 8 Tập 1):

- "Ngông" là thái độ sống vượt lên mức bình thường, là chơi trội, là làm những việc người khác không làm được, bất chấp sự khen chê của người đời.

- Cái "ngông" của Tản Đà: muốn đi xa khỏi trần gian để lên cung trăng với chị Hằng.

+ Ở câu 3-4: Xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn được làm chú Cuội.

Bày cách cho chị Hằng đưa mình lên chơi.

+ Ở câu 5-6: Muốn lên cung trăng dạo chơi cùng gió cùng mây.

Muốn bầu bạn với chị Hằng và tự tin rằng có mình lên chị Hằng sẽ bớt buồn.

Câu 3 (trang 156 sgk Văn 8 Tập 1): Cuối bài thơ là hình ảnh "Tựa nhau trông xuống thế gian cười". Cái "cười" ở đây có nhiều ý nghĩa:

- Cười vì vui vẻ, thoải mái khi được sống ở một nơi thơ mộng, khác hẳn trần gian bí bách, ngột ngạt.

- Cười giễu nhại trước những gì đang xảy ra nơi trần thế đầy những nhiễu nhương, buồn chán.

Câu 4 (trang 156 sgk Văn 8 Tập 1): Yếu tố nghệ thuật làm nên sức hấp dẫn của bài thơ:

- Trí tưởng tượng lãng mạn, bay bổng của tác giả.

- Nguồn cảm xúc dồi dào, phóng túng tạo ra cuộc trò chuyện với chị Hằng rất thú vị và hấp dẫn

- Cái "ngông" của nhà thơ làm giọng thơ độc đáo khác thường.

- Lời thơ giản dị, tự nhiên, giọng điệu thay đổi: lúc thì than thở, lúc lại cầu xin, khi thì đắc ý làm cho bài thơ linh hoạt. Mặc dù làm theo luật thơ Đường nhưng vẫn chứa đựng sự phóng túng, thoải mái.

Luyện tập

Câu 1 (trang 157 sgk Văn 8 Tập 1): Các cặp 3-4, 5-6 bắt buộc phải đối nhau:

- Câu 3-4 đối:

+ Hình ảnh: cung quế - cành đa

+ Hoạt động: ngồi – nhắc

+ Ý tứ: thăm dò- đề nghị

- Câu 5-6 chủ yếu là đối ý: bầu bạn-gió mây, tủi - vui

Câu 2 (trang 157 sgk Văn 8 Tập 1): So sánh

Tác phầm Qua đèo Ngang Muốn làm thằng cuội
Ngôn ngữ, giọng điệu Mực thước, trang trọng Phóng khoáng pha chút hóm hỉnh, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày
Vần luật Chặt chẽ, chỉnh Vần luật chặt chẽ nhưng nghệ thuật phóng túng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 8 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.