Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt ngắn nhất


Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt

I. Kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định

1. Trả lời câu hỏi

- Câu (1) là câu trần thuật ghép, vế 1 là dạng phủ định.

- Câu (2) là câu trần thuật đơn.

- Câu (3) là câu trần thuật ghép, vế 2 có một vị ngữ phủ định.

2. Câu nghi vấn:

Phải chăng cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất?

3. Câu cảm thán

- Đẹp quá!

- Hay thật đấy!

- Vui ghê cơ!

- Buồn quá đi!

4.

a. - Câu trần thuật: (1), (3), (6)

- Câu cầu khiến (4)

- Câu nghi vấn (2), (5), (7)

b. Câu nghi vấn dùng để hỏi (băn khoăn cần giải đáp): câu (7)

- Câu nghi vấn không dùng để hỏi: câu (2), (5)

Hai câu đó dùng để khẳng định.

II. Hành động nói

1. Xác định hành động nói

(1) Hành động kể

(2) Hành động bộc lộ cảm xúc

(3) Hành dộng trình bày

(4) Hành động điều khiển

(5) Hành động trình bày

(6) Hành động trình bày

(7) Hành động hỏi.

2.

STT Kiểu câu Hành động nói được thực hiện Cách dùng
(1) Trần thuật Trình bày Trực tiếp
(2) Nghi vấn Bộc lộ cảm xúc Gián tiếp
(3) Trần thuật Trình bày Trực tiếp
(4) Cầu khiến Điều khiển Trực tiếp
(5) Nghi vấn Trình bày Gián tiếp
(6) Trần thuật Trình bày Trực tiếp
(7) Nghi vấn Hỏi Trực tiếp

3. Đặt câu

a. Tôi cam kết không tham gia các hoạt động tiêu cực như đua xe trái phép, cờ bạc, nghiện hút.

→ Hành động cam kết

b. Con xin hứa sẽ tích cực học tập, rèn luyện và đạt kết quả tốt trong năm học tới.

→ Hành động hứa.

III. Lựa chọn trật tự từ trong câu

1. Lí do sắp xếp trật tự từ trong câu:

- Vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ: hai sự việc diễn ra song song, đồng thời cùng lúc với nhau;

- Vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ ... về tâu vua: sự việc diễn ra trước xếp trước, sự việc diễn ra sau xếp sau.

2. Việc sắp xếp những từ ngữ in đậm ở đầu câu có tác dụng:

a. Đặt "ý vua cha" lên đầu câu thứ hai là nhằm mục đích liên kết chặt hơn ý của câu thứ hai với ý đứng cuối câu thứ nhất (nên cố làm vừa ý vua cha).

b. Việc xếp "con người Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào" lên đứng ở vị trí đầu câu văn là nhằm mục đích nhấn mạnh vào vấn đề sẽ được đề cập đến trong nội dung bài nói, bài viết.

3. So sánh 2 câu, ta thấy câu a giàu nhạc điệu hơn vì các chỗ ngừng ở câu này được chuyển đổi thành thanh điệu đúng luật bằng – trắc

Nào (B) / thổi (T) / quê (B)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 8 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.