Soạn bài Tổng kết phần văn (tiếp theo) ngắn nhất


Soạn bài Tổng kết phần văn (tiếp theo)

Câu 3 (trang 144 sgk Văn 8 Tập 2):

- Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

- Văn nghị luận trung đại khác văn nghị luận hiện đại

      + Từ ngữ cổ, những hình ảnh thường có tính ước lệ, sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

      + Thể hiện tư tưởng mệnh trời, đạo thần chủ, tư tưởng nhân nghĩa.

Câu 4 (trang 144 sgk Văn 8 Tập 2): Các văn bản nghị luận được viết có lí, có tình, có dẫn chứng nên đều có sức thuyết phục cao.

- Chiếu dời đô

      + Có lí: lấy sử sách làm lí lẽ

      + Có tình: hỏi ý kiến của các quan

- Hịch tướng sĩ

      + Có lí: kể về tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù để khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc trong tướng sĩ; nêu mối ân tình giữa chủ và tướng, phê bình những hành động sai, khẳng định những hành động đúng, nhắc nhở trách nhiệm để khích lệ tinh thần giết giặc bảo vệ đất nước của tướng sĩ.

      + Có tình: Trần Quốc Tuấn đã bộc bạch lòng căm thù giặc, lòng yêu nước của mình bằng những lời sôi sục, tâm huyết.

      + Dẫn chứng: nêu gương sử sách đế khích lộ chí lập công danh

- Nước Đại Việt ta

      + Có lí: dựa vào các yếu tố như : nước ta có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có chù quyền, có truyền thống lịch sử.

      + Có tình: Lấy tư tưởng nhân nghĩa làm cơ sở

      + Dẫn chứng: Toa Đô, Ô Mã Nhi đã từng thất bại trước các anh hùng của dân tộc ta.

- Bàn luận về phép học

      + Có lí: nêu mục đích của việc học chân chính, học để làm người có đạo lí, có kiến thức

      + Có tình: tất cả mọi người đều được đi học, học để xây dựng đất nước.

      + Dẫn chứng: Nguyễn Thiếp khuyên vua, cách giáo dục của Chu Tử

- Thuế máu

      + Có lí: Thực dân bóc lột, lợi dụng nhân dân ta làm tay sai cho chúng là việc đáng lên án.

      + Có tình: Sự đau xót của tác giả khi người dân bị bóc lột tàn bạo

      + Dẫn chứng: từng tốp lính bị bắt đi tình nguyện, bị hành hạ, chà đạp.

Câu 5 (trang 144 sgk Văn 8 Tập 2): Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22, 23, 24:

- Giống nhau:

      + Nội dung: Cả ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta đều thể hiện một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường.

- Khác nhau:

      + Thể loại: chiếu, hịch, cáo

      + Chiếu dời đô: thể hiện ý chí tự cường của dân tộc.

      + Hịch tướng sĩ: thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc bạo tàn

      + Nước Đại Việt ta: sự ý thức sâu sắc về độc lập, chủ quyền của dân tộc.

Câu 6 (trang 144 sgk Văn 8 Tập 2): Qua văn bản Nước Đại Việt ta, có thể thấy tác phẩm Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt nam khi đó là vì:

- Đã khẳng định dứt khoát nước Đại Việt là một nước độc lập, điều đó được xem là chân lí hiển nhiên.

- So với bài Sông núi nước Nam có thể thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta có những điểm mới:

      + Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền;

      + còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử, anh hùng.

⇒ Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 8 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.