Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ngắn nhất


Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

I. Từ ngữ địa phương

- Bắp, bẹ là từ ngữ địa phương.

- Ngô là từ ngữ được dùng phổ biến trong toàn dân.

II. Biệt ngữ xã hội

a) Trong đoạn văn, khi nhân vật "tôi" là người kể chuyện thì tác giả dùng từ "mẹ" còn trong đoạn đối thoại với người cô thì tác giả dùng từ "mợ".

- Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ở giai cấp thượng lưu, tầng lớp trí thức, mẹ thường được gọi bằng "mợ", cha được gọi bằng "cậu".

b) - Từ "ngỗng" là bài văn đạt điểm 2, vì hình dáng số 2 giống con ngỗng.

- "Trúng tủ" là thi hoặc kiếm tra đúng vào phẩn đã học và ôn tập rồi.

- Tầng lớp học sinh, sinh viên hay dùng những từ này.

III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

1. - Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội phải căn cứ vào hoàn cảnh và tình huống giao tiếp.

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì những từ đó chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định, những tầng lớp khác không hiểu được.

2. - Trong thơ văn, (như Nhớ của Hồng Nguyên; Bỉ vỏ của Nguyên Hồng) tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc 2 lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương.

IV. Luyện tập

Câu 1 (trang 58 sgk Văn 8 Tập 1):

Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân
- Khau (Hải Dương) Gầu (tát nước)
- Đài (Vĩnh Phúc) Gầu (múc nước)
- Cẩn thận nghen! (Nam Bộ) Cẩn thận nhé!
- Con mắc học bài chớ bộ. (Nam Bộ) Con bận học bài đấy chứ.

Câu 2 (trang 59 sgk Văn 8 Tập 1): Các biệt ngữ của học sinh, sinh viên:

- Quay (quay cóp): sử dụng tài liệu trong phòng thi.

- Phao: tài liệu mang vào phòng thi

- Trứng ngỗng: điểm 0

- Khoai : khó

- Trúng đề/ trúng tủ: thi hoặc kiểm tra vào chính bài đã được học rồi.

Câu 3 (trang 59 sgk Văn 8 Tập 1):

- Những trường hợp nên dùng từ địa phương: a

- Những trường hợp không nên dùng tiếng địa phương: b, c, d, e, g.

Câu 4 (trang 59 sgk Văn 8 Tập 1): Sưu tầm thơ, ca dao có sử dụng từ ngữ địa phương:

- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

- Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...

Bầm ơi có rét không bầm!

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

Câu 5 (trang 59 sgk Văn 8 Tập 1): Các em xem có bạn nào lạm dụng tiếng địa phương thì chữa lỗi và sửa giúp bạn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 8 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.