X

Soạn văn lớp 9

Soạn bài Bếp lửa ngắn nhất


Soạn bài Bếp lửa

Câu 1 (trang 145 sgk Văn 9 Tập 1):

Bài thơ là lời của người cháu nói với người bà, nói về tình yêu thương của người bà đã giành cho người cháu trong những năm tháng chiến tranh gian khổ.

Bố cục: 4 phần

- Phần 1( khổ đầu): hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc.

- Phần 2 (khổ 2 đến khổ 5): hồi tưởng về những kỉ niệm sống bên bà.

- Phần 3 (khổ 6): Suy ngẫm về bà và bếp lửa.

- Phần 4 (còn lại): Nỗi nhớ bà da diết.

Câu 2 (trang 145 sgk Văn 9 Tập 1):

* Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm về bà và tình bà cháu được khơi lại: một người bà tần tảo, thương con, thương cháu, giàu đức hi sinh. "Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc…". Bếp lửa do tay bà chăm chút, mỗi lần bà nhóm lên bếp lửa là truyền cho cháu tình yêu thương, truyền cho cháu sức sống, tình yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.

* Lời thơ có sự kết hợp giữa biểu cảm và tự sự, từ ngữ có sức biểu cảm cao: "đói mòn đói mỏi, ngựa gầy…" thể hiện những gian khổ nhọc nhằn trong những năm tháng chiến tranh nạn đói hoành hành, phải xa người thân,... Một tuổi thơ gắn liền với khói bếp lửa gợi cuộc sống nghèo khó vất vả, âm thanh "tiếng tu hú" gợi nhắc lại về cảnh ngộ hai bà cháu.

Câu 3 (trang 145 sgk Văn 9 Tập 1):

* Bếp lửa là một hình ảnh thơ đặc sắc, giàu ý nghĩa, được nhắc đến hơn 10 lần trong bài thơ.

* Khi nhắc đến bếp lửa người cháu nhớ đến bà và khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa bởi: bếp lửa là điểm tựa tinh thần, khơi dậy những kỷ niệm xúc động về bà, tình bà cháu.

* Ý nghĩa:

- Bếp lửa là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tần tảo, tình yêu thương của bà giành cho con, cho cháu.

- Bếp lửa do tay bà chăm chút, mỗi lần nhóm lên bếp lửa là truyền cho cháu tình yêu thương, truyền cho cháu niềm tin, sức sống.

⇒ Bếp lửa đã trở thành kỷ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kỳ diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường : "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa".

Câu 4 (trang 146 sgk Văn 9 Tập 1):

* Tác giả dùng từ "ngọn lửa" mà không nhắc lại bếp lửa bởi ở đây người cháu đã nhận ra bếp lửa bà nhóm không chỉ bằng nhiên liệu bình thường mà còn được nhóm lên bằng ngọn lửa của chính trong lòng bà - tình yêu thương, niềm tin thầm lặng bất diệt.

* Ý nghĩa: từ bếp lửa trở thành ngọn lửa mang nhiều ý nghĩa biểu tượng:

- Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin của người bà truyền sang cho người cháu.

- Biểu tượng cho tình bà, tình đời - là cuội nguồn gia đình, dân tộc, là niềm tin, sức sống bền bỉ trong mỗi gia đình, dân tộc.

Câu 5 (trang 146 sgk Văn 9 Tập 1):

Bài thơ thể hiện tấm lòng trân trọng, biết ơn của người cháu đối với bà cũng như khơi gợi lại về sự tảo tần, đức hi sinh của người bà giành cho con, cho cháu. Tình cảm đó còn được gắn liền với tình yêu quê hương, yêu đất nước, con người.

Luyện tập

Bếp lửa là hình ảnh thơ đặc sắc, giàu ý nghĩa vì đây là hình ảnh trung tâm, xuyên suốt bài thơ.

- Ý nghĩa:

   + Là hình ảnh thực, quen thuộc.

   + Mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc: trở thành kỷ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kỳ diệu nâng bước người cháu trên suốt chặng đường.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 9 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.