X

Soạn văn lớp 9

Soạn bài Các thành phần biệt lập ngắn nhất


Soạn bài Các thành phần biệt lập

I. Thành phần tình thái

(1) – chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật).

(2) – Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ không cao như từ chắc.

Khi bỏ đi các từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.

II. Thành phần cảm thán

1. Các từ in đậm "Ồ, Trời ơi" trong hai câu này không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào, chỉ có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói.

2. Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu, rằng tại sao người nói lại kêu lên ồ và trời ơi.

3. Các thành phần tình thái và cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu cho nên chúng được gọi là thành phần biệt lập.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 19 sgk Văn 9 Tập 2): Tìm thành phần biệt lập

a. Có lẽ: thành phần tình thái

b. Chao ôi: thành phần cảm thán

c. Hình như: thành phần tình thái

d. Chả nhẽ: thành phần tình thái

Câu 2 (trang 19 sgk Văn 9 Tập 2): Sắp xếp

dường như / hình như / có vẻ như – có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn

Câu 3 (trang 19 sgk Văn 9 Tập 2): Thay thế thử

Với từ chắc chắn: người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra; với từ hình như: trách nhiệm về độ tin cậy mà người nói phải chịu thấp nhất. Đây là lời của người kể chuyện nói về suy nghĩ của nhân vật (anh). Cho nên, nếu dùng từ với mức độ tin cậy cao (như chắc chắn) thì sẽ giảm tính khách quan cho lời kể, bởi vì dù sao thì người kể và nhân vật cũng là những chủ thể khác nhau, chỉ có thể khẳng định chắc chắn khi suy nghĩ ấy là của chính mình. Nếu dùng từ hình như thì độ tin cậy không đủ để tạo ra sức thuyết phục cho lời kể, khi đó người kể hoàn toàn tách rời với nhân vật. Nhà văn chọn từ chắc là chính xác nhất.

Câu 4 (trang 19 sgk Văn 9 Tập 2): Viết đoạn văn

Ví dụ: tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng

Đọc xong truyện "Chiếc lược ngà" tôi vô cùng xúc động về tình cảm cha con sâu sắc và thiêng liêng của anh Sáu và bé Thu. Chao ôi, tại sao lại có một cô bé gan lì, ương ngạnh đến đáng yêu như thế, vì thấy người đàn ông kia không giống cha ở trong bức ảnh vì vết thẹo dài mà em kiên quyết không nhận, không gọi cha. Tất cả cũng chỉ vì tình yêu đối với cha quá lớn khiến em không thể chấp nhận việc gọi người – em không tin là cha mình một tiếng "cha". Một anh Sáu thương con, yêu con vô hạn, luôn mang trong mình sự day dứt, tiếc nuối khi không thể ngày ngày ở bên nhìn con khôn lớn. Tình yêu ấy, tuy anh không nói ra thành lời nhưng chúng ta đều hiểu, đều cảm động. Anh dành tất cả tình cảm của mình dồn vào việc làm lược ngà tặng con. Trước lúc hi sinh, nhưng anh đã kịp gửi nó cho con gái mình. Chiếc lược trở thành kỉ vật minh chứng cho tình cha bao la sâu sắc của anh dành cho con.

- Thành phần tình thái: Chao ôi.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 9 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.