Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 16 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án)


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 16 Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức (có đáp án)

Câu 25. Tại sao Nhật Bản luôn chịu ảnh hưởng của động đất, núi lửa và sóng thần?

A. Nhật Bản nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.

B. Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương.

C. Nhật Bản nằm trên nằm trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

D. Nhật Bản nằm trên đường di lưu, di cư của nhiều loài sinh vật.

Câu 26. Thủy triều được hình thành do

A. Sức hút của thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của mặt trời.

B. Sức hút của mặt trời và mặt trăng, trong đó sức hút của mặt trười là chủ yếu.

C. Sức hút của mặt trời và mặt trăng, trong đó sức hút của mặt trăng là chủ yếu.

D. Sức hút của các thiên thể trong hệ mặt trời, chủ yếu là sức hút của các hành tinh.

Câu 27: “Năm 2011, Nhật Bản phải hứng chịu trận thảm họa kép gây thiệt hại nặng nề về con người và tài sản của đất nước này”, “thảm họa kép” được nhắc đến ở đây là

A. động đất và núi lửa.

B. bão và động đất.

C. bão và lũ lụt.

D. động đất và sóng thần.

Câu 28. Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, Ngô Quyền đã đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng nhờ lợi dụng hiện tượng nào dưới đây của thủy triều?

A. Triều cường.

B. Triều kém.

C. Chế độ nhật triều.

D. Chế độ bán nhật triều.

Câu 29. Ở đại chí tuyến bờ đông lục địa có khí hậu ẩm, mưa nhiều vì ảnh hưởng

A. Dòng biển lạnh.

B. Dòng biển nóng.

C. Dòng phản lưu.

D. Dòng đối lưu.

Câu 30: Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, Ngô Quyền đã đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng nhờ lợi dụng hiện tượng nào sau đây?

A. Sóng biển.

B. Dòng biển.

C. Thủy triều.

D. Lũ lụt.

Câu 31. Nơi gặp nhau của các dòng biển nóng, lạnh có hoạt động kinh tế - xã hội nào dưới đây phát triển mạnh nhất?

A. Khai thác khoáng sản biển.

B. Đánh bắt thủy – hải sản.

C. Du lịch biển – đảo.

D. Giao thông vận tải biển.

Câu 32. Ngoài dầu mỏ và khí đốt chúng ta có thể khai thác các nguồn năng lượng khác từ biển và đại dương trong đó đáng kể nhất là

A. Năng lượng thuỷ triều.

B. Năng lượng sóng.

C. Năng lượng thuỷ nhiệt.

D. Năng lượng.

Câu 33. Nguyên nhân chủ yếu gây nên sóng thần là

A. Động đất dưới đáy biển.

B. Núi lửa phun dưới đáy biển.

C. Bão lớn.

D. Gió mạnh.

Câu 34: Ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh đối với hoạt động đánh bắt thủy sản là

A. Đem lại nguồn lợi sinh vật biển phong phú và giàu có tại nơi chúng đi qua nhờ các luồng di cư của sinh vật biển.

B. Ảnh hưởng đến sự sống của nhiều loài sinh vật biển do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ nước biển nơi chúng đi qua.

C. Gây ra các hiện tượng thời tiết bất thường như gió, lốc ngoài khơi.

D. Làm suy giảm sự phong phú, giàu có của nguồn lợi thủy sản do sự di cư và phân tán các luồng sinh vật biển.

Câu 35. Dấu hiệu nhận biết sóng thần:

1. Cảm thấy đất rung nhẹ dưới chân khi đứng trên bờ biển.

2. Nước biển sủi bọt và có mùi trứng thối.

3. Nước biển đột ngột rút ra rất xa bờ.

4. Sóng biển đánh mạnh vào bờ.

5. Nước biển chuyển màu lạ.

Có tất cả bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?

A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: