Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 29 Cánh diều có đáp án


Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 29 Cánh diều có đáp án, chọn lọc như là phiếu kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3 tốt hơn.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 29 Cánh diều có đáp án

Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 3 CD Xem thử Bài tập cuối tuần TV 3 CD

Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều (cả năm) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Phần I. Đọc hiểu

Ở lại với chiến khu

Trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội một lượt. Cặp mắt ông ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng. Ông ngồi yên lặng một lúc lâu, rồi lên tiếng: 

- Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc còn gian khổ hơn nhiều. Các em sẽ khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung đoàn cho các em về. Các em thấy thế nào?

Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, bọn trẻ lặng đi. Tự nhiên, ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại.

Lượm bước tới gần đống lửa. Giọng em rung lên:

- Em xin ở lại.

Cả đội nhao nhao:

- Chúng em xin ở lại.

Mừng nói như van lơn:

- Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm...

Những lời van xin thơ ngây mà thống thiết, van xin được chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi làm trung đoàn trưởng rơi nước mắt.

Ông nói:

- Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo với Ban chỉ huy.

Bỗng một em cất tiếng hát, cả đội đồng thanh hát vang:

“Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi

Nào có mong chi đâu ngày trở về

Ra đi, ra đi, bảo tồn sông núi

Ra đi, ra đi, thà chết không lui...”

Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.

Theo PHÙNG QUÁN

1. Trung đoàn trưởng nói gì với các chiến sĩ nhỏ? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ, mai đây chắc còn gian khổ nhiều hơn, em nào muốn về với gia đình thì trung đoàn cho về.

b) Hoàn cảnh chiến khu mai đây rất gian khổ, các em nên trở về với gia đình.

c) Hoàn cảnh chiến khu đã bớt gian khổ, các em có thể về với gia đình.

2. Vì sao các chiến sĩ xúc động khi nghe trung đoàn trưởng nói? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Vì họ thấy cặp mắt trung đoàn trưởng ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng.

b) Vì họ không muốn trở về nhà trong hoàn cảnh chiến khu đang rất khó khăn.

c) Vì họ biết rằng chiến khu mai đây chắc càng gian khổ.

3. Các chiến sĩ đáp lời trung đoàn trưởng như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Chúng em muốn về nhà.

b) Chúng em rất xúc động.

c) Chúng em xin ở lại.

4. Chi tiết nào trong bài khiến em cảm động? Khoanh tròn chữ cái trước ý em đúng:

a) Giọng nói của Lượm.

b) Lời nói của Mừng.

c) Lời hát của cả đội.

d) Ý kiến khác của em (nếu có): ....................

*Vì sao chi tiết đó khiến em cảm động? Viết tiếp để hoàn thành câu:

Chi tiết đó khiến em cảm động vì ...........................................

Phần II. Luyện tập

5. Em hãy gạch chân dưới câu có sử dụng dấu gạch ngang trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của dấu gạch ngang đó:

Có người khẽ nói;

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

→ Tác dụng:

6. Em hãy đặt câu khiến cho các trường hợp sau:

a. Mẹ dặn bé nấu cơm

b. Cô giáo giao bài về nhà

7. Em hãy khoanh vào từ ngữ trong ngoặc đơn để tạo câu có hình ảnh so sánh sao cho thích hợp:

a. Giọng cô ấm như (nắng mùa thu, tiếng chim hót, tiếng khác).

b. Tiếng ve đồng loạt cất lên như (một dàn đồng ca, đàn ong ca, đàn chim hót).

c. Ngựa phi nhanh như (tên bắn, tia chớp, mưa rơi).

Phần III. Viết

Em đã đọc nhiều câu chuyện, bài thơ về những người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc. Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người chiến sĩ trong một bài thơ mà em yêu thích.

Gợi ý:

- Em đã đọc câu chuyện hoặc bài thơ nào về những người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc?

- Hình ảnh người chiến sĩ đã có những hành động nào để bảo vệ Tổ quốc?

- Em có suy nghĩ gì về người chiến sĩ đó?

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Phần I. Đọc hiểu

1. Đáp án đúng: a. Hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ, mai đây chắc còn gian khổ nhiều hơn, em nào muốn về với gia đình thì trung đoàn cho về.

2. Đáp án đúng: b. Vì họ không muốn trở về nhà trong hoàn cảnh chiến khu đang rất khó khăn.

3. Đáp án đúng: c. Chúng em xin ở lại.

4. Đáp án đúng: a. Giọng nói của Lượm.

Chi tiết đó khiến em cảm động vì dẫu biết chiến khu sắp tới sẽ rất khó khăn, có thể nguy hiểm đến tính mạng, cơ hội trở về đang ở ngay trước mắt nhưng Lượm vẫn một lòng muốn cống hiến, muốn hy sinh cho đất nước mà quên đi bản thân mình. Tinh thần ấy đã lan tỏa đến đồng đội.

Phần II. Luyện tập

5. Có người khẽ nói;

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

= > Tác dụng: Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

6.

a. Đừng quên nấu cơm, con nhé!

b. Các em hãy làm các bài tập trong sách giáo khoa nhé!

7.

a. Giọng cô ấm như nắng mùa thu.

b. Tiếng ve đồng loạt cất lên như một dàn đồng ca.

c. Ngựa phi nhanh như tên bắn.

Phần III. Viết

Đoạn văn tham khảo

        Câu chuyện “Ở lại với chiến khu” diễn ra vào thời điểm kháng chiến ác liệt, căng thẳng. Hoàn cảnh ở chiến khu vô cùng vất vả, gian khổ. Trung đoàn trưởng lo lắng các chiến sĩ còn nhỏ tuổi, không chịu được gian khổ nên cho phép các em trở về với gia đình. Các chiến sĩ đều sẵn sàng ở lại chiến khu, những lời nói ngây thơ nhưng đầy tha thiết, dũng cảm và quyết tâm. Em rất xúc động trước tình cảm của các chiến sĩ nhỏ dành cho chiến khu. Khi tất cả các chiến sĩ đồng thành cất tiếng hát, em cảm thấy vô cùng cảm động và tự hào.

Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 3 CD Xem thử Bài tập cuối tuần TV 3 CD

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều có đáp án hay khác: