Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 Kết nối tri thức (có đáp án)


Haylamdo biên soạn tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 Kết nối tri thức (có đáp án)

Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 KNTT

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức (cả năm) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức trọng tâm

- Em học luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ.

- Em học tìm hiểu về cách viết đơn và viết đơn.

2. Đọc hiểu - Luyện tập

Nghề gốm cổ truyền của người Chăm (trích)

Nguyên liệu làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc là: đất sét, cát, nước ngọt trong đó đất sét ở làng Bàu Trúc với độ kết dính đặc biệt, một chất liệu đặc biệt để chế tác sản phẩm gốm Bàu Trúc.

Để tạo hình sản phẩm gốm, nghệ nhân phải thực hiện qua các quy trình cơ bản như làm đất, tạo dáng, nung gốm nhưng để tạo hình gốm thì không thể bỏ qua khâu chọn nguyên liệu. Một yếu tố tạo nên chất nghệ thuật của gốm Bàu Trúc nằm công đoạn tạo dáng. Tạo dáng gốm gồm: nặn hình, trang trí, miết láng và tu sửa gốm.

Từ một khối đất người thợ gốm Bàu Trúc sẽ nặn, tạo hình thành nhiều loại sản phẩm khác nhau như: Hình tháp Chăm, tượng vũ nữ Áp-sa-ra sinh động, những cô gái Chăm đội nước duyên dáng, hay những vật dụng trong cuộc sống thường nhật... Sau khâu tạo dáng là khâu trang trí những hoa văn, các hoa văn chính có hình sóng nước, hình tam giác, tứ giác, hình vuông hay tròn, hình trăng khuyết, hình xoắn, hình cây, hình que, hoa lá, hoa văn chữ S, vỏ sò, ốc, hoặc những hoa văn hình hoa lá cách điệu.

Nghệ thuật rắc màu lên áo gốm là cách thức tự do và ngẫu nhiên nhất, bởi vậy gốm Bàu Trúc được trang trí bằng sắc màu rất lạ, rất sống động.

Thanh Bình

Câu 1. Nguyên liệu làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc gồm có những gì?

A. Đất sét, cát, nước ngọt, gốm thô.

B. Cát, nước ngọt, đất ở làng Bàu Trúc.

C. Cát, nước, xi măng, gốm.

D. Đất sét, cát, nước ngọt.

Câu 2. Công đoạn tạo dáng thể hiện điều gì của gốm Bàu Trúc?

A. Chất nghệ thuật.

B. Sự cẩn thận.

C. Tính thẩm mĩ.

D. Sự tỉ mỉ.

Câu 3. Khoanh tròn vào đáp án viết đúng quy trình làm gốm của người Chăm:

A. Làm đất, tạo dạng, nung gốm, và trang trí.

B. Nặn hình, trang trí, miết láng và tu sửa gốm.

C. Tạo hình (làm đất, tạo dáng, nung gốm) và trang trí (hoa văn, rắc màu áo gốm).

D. Trang trí hoa văn và rắc màu lên áo gốm tự do, ngẫu nhiên.

Câu 4. Người Chăm làng Bàu Trúc đã sáng tạo cách trang trí gốm độc đáo như thế nào?

A. Tạo hình nhiều loại sản phẩm khác nhau: Hình tháp Chăm, những cô gái chăm đội nước duyên dáng, tượng vũ nữ Áp-sa-ra,...

B. Nghệ nhân rắc màu lên áo gốm một cách tự do và ngẫu nhiên khiến gốm Bàu Trúc có màu sắc lạ, sống động.

C. Trang trí những tạo hình khác nhau như: hình sóng nước, hình tam giác,...

D. Phục vụ cải tạo hệ thống thủy lợi ở vùng núi.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 KNTT

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: