Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 | Cánh diều chọn lọc, có đáp án như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 - Cánh diều
Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 CD Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều (cả năm) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
Tuần 6
Tuần 7
Tuần 8
Tuần 9
Tuần 10
Tuần 11
Tuần 12
Tuần 13
Tuần 14
Tuần 15
Tuần 16
Tuần 17
Tuần 18
Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 CD Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CD
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 1 Cánh diều
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Từ đồng nghĩa.
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
Các em học sinh,
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?
Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu.
Hồ Chí Minh
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? Đánh dấu √ trước đáp án đúng.
|
Là ngày toàn dân đưa trẻ đến trường |
|
Là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa |
|
Từ ngày khai trường này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam |
|
Là ngày các em được vui vẻ đến trường gặp lại thầy cô, bạn bè |
Câu 2: Trong thư Bác Hồ đã tưởng tượng ra các bạn học sinh trong ngày đầu khai trường của nước Việt Nam độc lập như thế nào?
A. Các bạn học sinh e sợ, rụt rè khi lần đầu tiên tới lớp mới, trường mới
B. Các bạn học sinh khóc lóc vì phải xa bố mẹ tới ngôi trường mới
C. Cảnh tượng nhốn nháo, loạn lạc, các bạn học sinh òa khóc trong vòng tay thầy cô, bè bạn
D. Cảnh tượng nhộn nhịp, tưng bừng, các bạn học sinh vui vẻ vì sau bao lâu, bao cuộc chuyển biến lại được gặp thầy, gặp bạn.
Câu 3: Con hiểu như thế nào về câu nói sau của Bác “Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào Việt Nam”?
A. Các em thật may mắn.
B. Các em có cuộc sống sung sướng hơn những người đã hi sinh.
C. Các em cần phải biết ơn những người đã hi sinh để cho mỗi người chúng ta có được cuộc sống an bình như ngày nay.
D. Những người hi sinh là những người xấu số.
Câu 4: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
A. Phải sống vui tươi, hạnh phúc sau khi đã trải qua những cuộc chuyển biến khác thường.
B. Phải tăng cường buôn bán phát triển đất nước.
C. Phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta phải theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
D. Phải xây dựng thêm nhiều tòa nhà cao ốc, trung tâm thương mại làm sao cho chúng ta trở thành một cường quốc.
Câu 5: Trong thư Bác, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
A. Cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Lớn lên xây dựng đất nước, đưa dân tộc bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu.
B. Cố gắng vui chơi, tham quan du lịch để tích lũy vốn sống
C. Cố gắng ăn uống đầy đủ để phát triển thể chất, có sức khỏe để làm việc lớn
D. Tất cả các ý trên
III. Luyện tập:
Câu 1: Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm có trong các câu sau:
a. Thầy giáo của em là người nổi tiếng hiền lành, thật thà.
b. Bác Ba vừa trúng một tờ vé số, ai cũng bảo là bác gặp may.
c. Thầy cô luôn dặn dò chúng em phải chăm chỉ học tập mỗi ngày.
Từ in đậm |
Từ đồng nghĩa |
Thật thà |
|
May |
|
Chăm chỉ |
Câu 2: Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng “hoà” có trong mỗi nhóm:
Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.
Nhóm 1 |
…………………………………… …………………………………… |
……………………………………… ……………………………………… |
Nhóm 2 |
…………………………………… …………………………………… |
……………………………………… ……………………………………… |
Câu 3: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau:
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa .......................(1), tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà.......................(2), nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng .......................(3) vì một lá cỏ non vừa .......................(4), hình như mỗi giọt khí trời cũng .......................(5) không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
(theo Nguyễn Đình Thi)
(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh.
(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy.
(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng, chuyển mình, cựa mình, chuyển động.
(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở, nảy nở, xuất hiện, hiển hiện.
(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.
Câu 4: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học mà em thích.
* Gợi ý:
- Câu chuyện em đã được nghe kể là gì?
- Em thích nhất nhân vật nào trong câu chuyện đó?
- Em thích nhất điều gì ở nhân vật đó?
- Em có suy nghĩ, cảm xúc gì về nhân vật đó?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
................................
................................
................................
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 Cánh diều
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Luyện tập về từ đồng nghĩa.
- Luyện tập viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.
Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô chết khi em mới gấp được 644 con.
Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".
(theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã để lại hậu quả nghiêm trọng như thế nào?
A. Hàng trăm nghìn người mất nhà, lưu lạc, thương vong.
B. Hàng trăm nghìn người chết đói vì bom phá tan các ruộng đồng, nhà cửa, công trình công cộng,…
C. Gần nửa triệu người thiệt mạng, sau 6 năm có thêm gần 100 000 người chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.
D. Nhật Bản quyết định trả thù Mĩ bằng cách thả tiếp hai quả bom nguyên tử sang Mĩ.
Câu 2. Cô bé còn may mắn sống xót nhưng bị nhiễm phóng xạ là ai?
A. Tô-tô-chan
B. Hi-rô-si-ma
C. Na-ga-sa-ki
D. Xa-xa-cô Xa-xa-ki
Câu 3. Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
A. Khi chiến tranh Mĩ - Nhật vừa kết thúc
B. Khi gia đình cô mới chuyển đến Nhật Bản
C. Khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản
D. Khi cô bé vừa mới sinh ra đời
Câu 4. Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
A. Cô tin vào truyền thuyết: gấp đủ 1000 con sếu bằng giấy treo quanh phòng sẽ khỏi bệnh.
B. Cô tin và thực thi truyền thuyết: gấp đủ 1000 con sếu bằng giấy treo quanh phòng, sẽ khỏi bệnh.
C. Cô nhờ các bạn khắp mọi miền cùng gấp những con sếu bằng giấy
D. Cô nhờ mọi người giúp đỡ để thực hiện điều ước cuối cùng của mình
Câu 5. Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô?
A. Trẻ em cả nước gửi hàng ngàn bức thư chúc Xa-xa-cô mau khỏi bệnh
B. Trẻ em cả nước gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô
C. Mọi người quyên góp tiền xây đài tưởng nhớ nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại
D. Mọi người quyên góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ cô bé Xa-xa-cô
Câu 6. Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
A. Quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 m là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ “Chúng tôi muốn thế giới này mãi hòa bình”.
B. Quyên góp tiền xây một đài tưởng niệm có hình cánh chim bồ câu – biểu tượng của hòa bình. Dưới tượng đài khắc dòng chữ Xa-xa-cô.
C. Vào ngày mất của Xa-xa-cô các bạn nhỏ lại tập hợp lại viết những điều ước rồi đem chúng buộc vào bóng bay rồi thả lên trời.
D. Các bạn nhỏ tham gia biểu tình để phản đối chiến tranh.
III. Luyện tập:
Câu 1: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau:
a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)
b. Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu)
c. Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du)
d. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên)
e. Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu)
Câu 2:
a. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau:
- cho: …………………………………………………………………………………
- chết:.…………………………………………………………………………………
- bố:……………………………………………………………………………………
b. Đặt câu với mỗi nhóm từ đồng nghĩa tìm được ở câu a.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 3:
a. Tìm từ đồng nghĩa với từ “đen” dùng để nói về:
- Con mèo: ……………………………………………………………………………...
- Con chó:……………………………………………………………………………….
- Con ngựa:……………………………………………………………………………..
- Đôi mắt:.………………………………………………………………………………
b. Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 4: Gạch chân dưới từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:
a. Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích.
b. Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng).
c. Dòng sông chảy rất (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
Câu 5: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học mà em yêu thích.
* Gợi ý:
- Câu chuyện em đã được nghe kể là gì?
- Em thích nhất nhân vật nào trong câu chuyện đó?
- Em thích nhất điều gì ở nhân vật đó?
- Em có suy nghĩ, cảm xúc gì về nhân vật đó?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 CD Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CD