Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 Chân trời sáng tạo có đáp án, chọn lọc như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 - Chân trời sáng tạo
Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CTST
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Luyện tập sử dụng từ ngữ
- Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
Nhụ nghe bố nói với ông:
- Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra.
- Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.
- Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.
Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo:
- Thế là thế nào? – Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông bỗng tỏa ra hơi muối.
Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh:
- Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?
Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào.
- Để có một ngôi làng như một ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang…
Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ:
- Thế nào con, đi với bố chứ?
- Vâng! Nhụ đáp nhẹ.
Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi tận chân trời…
TRẦN NHUẬN MINH
- Ngư trường: Vùng biển có nhiều tôm cá, thuận tiện cho việc đánh bắt.
- Vàng lưới: Bộ lưới gồm nhiều tấm, có phao, chì, dùng để đánh bắt cá và các hải sản khác.
- Lưới đáy: Lưới đánh cá ăn chìm ở dưới đáy sông, vùng giáp biển.
- Lưu cữu: Để cố định đã lâu, không thay đổi.
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Câu 1: Bài văn Lập làng giữ biển gồm có những nhân vật nào?
A. Hai nhân vật, người cha và con trai.
B. Ba nhân vật, Nhụ, bố của Nhụ, ông của Nhụ.
C. Bốn nhân vật, Nhụ, bố của Nhụ, mẹ của Nhụ, ông của Nhụ.
D. Năm nhân vật, Nhụ, bố của Nhụ, mẹ của Nhụ, anh của Nhụ, ông của Nhụ.
Câu 2: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
A. Bàn chuyện chuyển nhà lên thủ đô sống.
B. Bàn chuyện lấy vợ cho người anh trai của Nhụ.
C. Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà cả Nhụ ra đảo.
D. Đóng một con thuyền thật to để chở mọi người ra đảo.
Câu 3: Theo kế hoạch của bố Nhụ, sẽ đưa dần cả nhà ra đảo theo thứ tự như thế nào?
A. Sẽ đưa Nhụ ra trước, rồi đến mẹ Nhụ, rồi đến ông Nhụ.
B. Sẽ đưa mẹ Nhụ ra trước, rồi đến ông Nhụ, rồi đến Nhụ.
C. Sẽ đưa ông Nhụ ra trước, rồi đến mẹ Nhụ, rồi đến Nhụ.
D. Sẽ đưa Nhụ ra trước, rồi đến ông Nhụ, rồi đến mẹ Nhụ.
................................
................................
................................
III. Luyện tập
Câu 1: Đọc và trả lời câu hỏi:
Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Theo Nguyễn Phan Hách
a) Tác giả sử dụng những từ nào để tả màu sắc của mỗi con ngựa?
b) Tìm những từ chỉ màu sắc có nghĩa giống mỗi từ trên.
c) Theo em, vì sao tác giả lại lựa chọn sử dụng các từ chỉ màu sắc đó?
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Câu 2: Gạch chân từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa (hồng tươi, hồng hào). Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến (trong vắt, trong xanh). Tất cả đều (long lanh, lóng lánh), lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và (tranh luận, tranh cãi) nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được.
theo Vũ Tú Nam
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (3-5 câu) tả màu sắc, hương thơm của một số loài hoa trong vườn hoa.
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thử Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CTST